TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 66

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

Tôi trích dƣới đây ít câu trong đoạn đó:

“Công chính mà không thiên vị, đảng phái; bình dị mà không ít kỉ; quyết đoán mà không có thành

kiến; tuỳ theo ngoại vật mà không phân biệt mình và người; không tƣ lự, không dùng mưu trí; đối với

sự vật, không lựa chọn mà cứ thuận theo sự diễn biến tự nhiên, đạo thuật cổ nhân có chủ trƣơng đó.

Bành Mông, Điền Biền và Thận Đáo nghe đƣợc thuyết đó mà thích.

“Qui tắc của họ là vạn vật ngang nhau (tề vật). Họ bảo: “Trời che đƣợc mà không chở đƣợc; đất chở

đƣợc mà không che đƣợc 59 [5] . Đạo bao dung vạn vật mà không phân biệt (vật này hơn, vật kia

kém). Họ biết rằng vạn vật đều có chỗ dùng đƣợc, có chỗ không dùng đƣợc 60 [6] , cho nên bảo:

“Lựa chọn thì không dùng đƣợc hết, dạy dỗ thì có chỗ không tới, chỉ thuận theo Đạo là không bỏ sót

cái gì hết”. Cho nên Thận Đáo chủ trƣơng bỏ trí tuệ, quên mình đi, cứ theo thế bất đắc dĩ mà hành

động, thản nhiên thuận theo sự vật, nhƣ vậy là hợp với đạo lí. (…).

“Điền Biền cùng một chủ trƣơng (với Thận Đáo) và học đƣợc cái lẽ dạy mà không dùng lời. Bành

Mông bảo: “Những ngƣời đạt đạo thời xƣa chỉ cốt tu dƣỡng tới cái mức không cho cái gì là phải,

không cho cái gì là trái nữa mà thôi. Sự giáo hoá của họ vô hình nhƣ gió thổi, làm sao có thể dùng

lời mà truyền đƣợc”.

Những hàng và chữ in ngã trong đoạn trích dẫn đó diễn nhiều ý giống Liệt tử và Trang tử. Vũ Đồng

có lẽ căn cứ vào đó mà bảo: “Điền Biền, Thận Đáo sinh trƣớc Trang tử, vậy Trang tử quả có chịu

ảnh hƣởng của họ”. (Trung Quốc triết học đại cƣơng – trang 25).

Tôi nghĩ Điền Biền và Thận Đáo chỉ hơn Trang độ mƣời tuổi (theo Vũ Đồng), bảo Trang chịu ảnh

hƣởng của họ không bằng bảo cả ba đều chịu ảnh hƣởng của những ngƣời trƣớc họ mà tác giả bài 6

gọi là “cổ nhân”. Cổ nhân đó là ai? Liệt tử chăng?

Tất cả những điều tôi mới suy luận về uyên nguyên học thuyết của Trang chỉ là giả thuyết vì Điền

Biền, Thận Đáo, Bành Mông đều không lƣu lại một tác phẩm nào cả (nếu có thì cũng đã thất lạc), mà

bộ Liệt tử không chắc đã phải của Liệt tử, còn tác giả chƣơng XXXIII trong Trang tử là ai, viết vào

thời nào, có đáng tin không, chúng ta cũng không biết nốt. Hiện nay chƣa có hi vọng gì các học giả


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.