TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 67

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

Trung Hoa sẽ tìm đƣợc những tài liệu đích xác để giải nỗi nghi cho ta.

VŨ TRỤ LUẬN VÀ CĂN BẢN LUẬN

Trong ba phần sau (dịch Nội thiên, Nội thiên và Tạp thiên), cuối mỗi chƣơng tôi sẽ phân tích những

ý chính rồi sắp đặt lại cho có liên lạc để độc giả dễ thấy nội dung cũa chƣơng. Riêng về Nội thiên và

Tạp thiên, tôi sẽ xét kĩ về vấn đề chân nguỵ của các bài.

Ở đây tôi chỉ gom góp những ý rải rác trong mỗi chƣơng của Nội thiên về bốn vấn đề: Vũ trụ và Căn

bản luận, Tri thức lận, Chính trị luận và nhân sinh quan để độc giả thấy hệ thống tƣ tƣởng của Trang.

Ngoại và Tạp thiên cũng xét bốn vấn đề ấy nhƣng không phải của Trang viết cho nên tôi chỉ lựa

những bài nào của học phái Trang mà có giá trị về nội dung hay hình thức để giới thiệu phụ vào sau

tƣ tƣởng của Trang, coi nhƣ lời bàn thêm của hậu học. Những bài đó tôi sẽ tóm tắt, trích dẫn và cho

in chữ nhỏ hơn mà lùi vào một chút 61 [7] . Còn những tƣ tƣởng của học phái Lão hoặc những nhà

có khuynh hƣớng khác (Khổng gia, Pháp gia chẳng hạn) tôi không cho vào đây mà chỉ phân tích ở

cuối mỗi chƣơng trong phần III (Nội thiên) và IV (Tạp thiên).

Tôi phải phân biệt rõ ràng nhƣ vậy để khỏi mắc cái lỗi gán cho Trang những tƣ tƣởng mà Trang

không có, nhất là cái lỗi bắt Trang mâu thuẫn với Trang. Tôi xin kể một thí dụ: bài XIII.4 trong Nội

thiên chủ trƣơng: “Có quí, có hèn, có trƣớc, có sau, đó là trật tự của trời đất, thánh nhân theo thứ tự

ấy (…). Cho nên ở trong tôn miếu thì trọng những ngƣời vào hàng ông cha mình, ở triều đình thì

trọng chức tƣớc, ở hƣơng đảng thì trọng ngƣời già, xử sự thì trọng ngƣời hiền, đó là trật tự của Đạo”.

Tác giả Tề vật luận không khi nào chủ trƣơng nhƣ vậy. Tƣ tƣởng đó đã phản Trang, không thể dùng

bài đó để phân tích học thuyết của Trang đƣợc.

Trong tiết trên tôi đã dẫn mấy hàng của đoạn 6 chƣơng XXXIII, về uyên nguyên học thuyết của

Trang. Những thắc mắc về vũ trụ: “Thanh tĩnh trời đất vô hình và biến hoá hoài chỉ là một ƣ?...

Ngƣời ta mang nhiên đi về đâu? Rồi hốt nhiên tới đâu? Vạn vật bao la trong vũ trụ mà không có vật

nào đáng cho ta qui về cả…” mà tác giả cho là của “cổ nhân” đó, cũng là thắc mắc của Trang tử.

Ông đã đƣợc nghe nhiều thuyết về vấn đề khởi thuỷ của vũ trụ; bài II.6 ông ghi lại ba thuyết:


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.