TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 70

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

Lão tử có lẽ là ngƣời đầu tiên coi luật đó là một biểu hiện của Đạo, khi ông bảo: “Phản giả, Đạo chi

động” (chƣơng 40). “Động đó tức là biến hoá. Liệt tử trong bài 1.10 nhận thấy rằng vạn vật cứ sinh

sinh hoá hoá, vận chuyển hoài không ngừng, giảm ở phía này thì tăng ở phía khác, đầy ở kia thì vơi ở

đây, cứ chầm chậm mỗi ngày một chút. Không đột nhiên tăng lên, không đột nhiên giảm đi”. Còn

Trang tử thì nói: “Hình thể của con ngƣời chỉ là một hình thức của hàng vạn sự biến hoá của vũ trụ”

(VI.1). Chắc ông cũng nghĩ nhƣ Liệt tử rằng ngƣời và vạn vật, đều từ cái hỗn luân mà biến thành

“khí”, “khí” lại biến thành “hình”, “hình” biến thành “chất”, cho nên trong bài VI.4, ông cho sinh tử

là sự tuần hoàn của cái “khí”.

Lúc đó ông buồn về sự biến hoá hoài không ngừng đó, nhƣ trong bài II.2:

“Khi ta đã nhận đƣợc cái hình hài của ta rồi thì ta giữ nó cho tới khi chết. Nó với những vật khác

đâm nhau, mài cọ vào nhau, cùng bôn tẩu nhƣ những con ngựa, mà không có gì làm cho ngừng

đƣợc. Buồn thay! Suốt đời khó nhọc mà không thành công gì cả; tân khổ, mệt mỏi mà không biết để

đi tới đâu. Đáng thƣơng thay! Nhƣ vậy mà bảo là sống, thử hỏi có ích gì không? Hình hài mà biến

hoá thì tinh thần cũng biến hoá. Đó chẳng phải là điều rất thƣơng tâm ƣ?

Lần đó ông chán đời, ba lần thở dài: “Buồn thay!” “Đáng thƣơng ƣ?” “Chẳng phải là điều đáng

thƣơng tâm ƣ?” Chứ bình thƣờng ông vui hơn nhƣ trong bài VI.1:

“Có hình thể con ngƣời cũng đủ cho ta mừng rồi. Mà hình thể con ngƣời chỉ là một hình thức của

hàng vạn sự biến hoá của vũ trụ. Vậy thì ngắm những biến hoá vô cùng của vũ trụ còn thích đến đâu!

Cho nên thánh nhân muốn trở về cái gốc chung của vạn vật (tức Đạo)”.

Ông nghĩ rằng vạn vật vì đều là con của Đạo cả, cho nên tuy khác nhau mà cũng chỉ là một:

“Xét chỗ dị biệt của vạn vật thì lá gan và trái mật khác nhau cũng nhƣ nƣớc Sở và nƣớc Việt; xét chỗ

giống nhau thì vạn vật chỉ là một”. (V.1).

Cũng nhƣ khi gió thổi thì cả vạn hang lỗ đều gào thét, mỗi hang, mỗi lỗ thành một thanh âm khác

nhau, nhƣng hết thảy đều là “tiếng thở của đất cả” (II.1).

Cho nên “vật nào cũng là chính nó mà đồng thời cũng là vật khác. Phân biệt vật và mình thì không

thấy đƣợc lẽ đó, hoà đồng với vật thì thấy đƣợc” (II.3). Quan niệm hoà đồng với vạn vật này, Trang

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.