TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 72

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

gì mất đi, cái gì tạo ra; chỉ có biến đổi từ thể này qua thể khác, từ hình này qua hình khác… Trang tử

không phải là nhà khoa học, mà thời ông sống, đạo Phật chƣa truyền qua Trung Hoa, ông không biết

các luật khoa học, và luân hồi, nhƣng ông đã cảm thấy một cách sâu sắc luật biến hoá trong vũ trụ.

Ông nghĩ rằng chúng ta chết rồi có thể biến thành bất kì một vật nào khác nhƣ đổi căn nhà (VI.6) mà

vật cũng vậy, cũng có thể biến thành ngƣời, và dù biến thành gì thì vật và ta rốt cuộc cũng trở về

Đạo, “qui căn”, hợp nhất với Đạo 63 [9] . Đó là một tƣ tƣởng đặc sắc của ông, làm căn cho thuyết

không phân biệt ta và vật, trọng thiên tính và sự tự do của vạn vật. Biến hoá nhƣ vậy có theo một

trình tự nào không? Không, ông không tin rằng có một trình tự nào cả, chẳng hạn nhƣ từ con kiến

thành con sâu, con chim, con ngựa, con khỉ, rồi ngƣời, thánh, thần, vân vân… Vì vạn vật đều ngang

nhau, đều là một cả, sao lại có trên có dƣới đƣợc. Có thể ông cho rằng cái đó thuộc về “quyền của

Đạo”, “Đạo” muốn sao thì muốn – không: “Đạo” đã là tự nhiên thì không “muốn” gì cả - phải nói:

Cái đó xảy ra sao thì xảy, ông không quan tâm tới.

Vậy thuyết của Trang chỉ là thuyết biến hoá, không phải là thuyết tiến hoá:

Qua Ngoại thiên, chƣơng XVIII, bài 7, ta sẽ thấy một tác giả gần nhƣ chủ trƣơng thuyết tiến hoá của

Darwin, đại ý bảo: Phôi chủng có một bộ phận nhỏ là cái “cơ”. Cái cơ gặp nƣớc thì thành một thứ cỏ,

gặp chỗ giáp mí nƣớc thì thành rêu xanh, gặp chỗ gò cao thì thành xa tiền thảo. Rồi xa tiền thảo lần

lần hoá thành con bọ, con bƣớm, con sâu, con ve, con chim… con ngựa và sau cùng ngựa thành con

ngƣời.

Tác giả đó giống Trang tử (và khác Darwin) ở điểm cho con ngƣời lại trở về cái “cơ”, nhƣ vậy vạn

vật, đều là cái “cơ”, đều “qui căn”; nhƣng lại khác Trang ở điểm chỉ có vật biến thành ngƣời, chứ

ngƣời không biến thành vật đƣợc. Trang thấy hoá bƣớm thì chỉ là một giấc mộng 64 [10] .

Vậy cả vũ trụ chỉ là một sự biến hoá không ngừng và do luật biến hoá đó mà không biết đâu là thuỷ

là chung, là sinh là tử, nhƣ trên một bánh xe quay tròn.

“Ngƣời ta phân biệt sống và chết. Sự thực sống cũng là chết” (II.3) vì chết thì chỉ nhƣ đổi nhà, chỉ là

sống một đời sống khác ở trong một thể xác khác; xét về kiếp trƣớc thì là tử, mà xét về kiếp sau thì là

sinh. “Cái kia tự cái này mà ra, cái này cũng tự cái kia mà ra”, chung từ thuỷ mà ra, thuỷ lại từ chung

mà ra, chung cũng là thuỷ, mà thuỷ cũng là chung.


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.