TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 74

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

Khẩu vị của bốn loài đó, khẩu vị nào là lí tƣởng (chính vị)?

“Khỉ đực sống với vƣợn cái; nai đực sống với hƣơu cái; lƣơn sống chung với cá; nàng Mao Tƣờng

và nàng Lệ Cơ đƣợc mọi ngƣời khen là đẹp, vậy mà thấy họ tới thì cá lặn sâu, chim bay cao, hƣơu

nai chạy dài. Cái đẹp theo bốn loài đó, cái đẹp nào là lí tƣởng (chính sắc)?

Cũng không biết đƣợc đâu là hoạ, đâu là phúc:

“Nàng Lệ Cơ con gái viên quan giữ biên giới ở đất Ngãi. Khi vua Hiến Tông nƣớc Tấn đón nàng về

cung, nàng khóc tới uớt đẫm vạt áo, nhƣng về tới hoàng cung, cùng vua đồng sàng, nếm cao lƣơng

mĩ vị, nàng hối hận giọt lệ ngày xƣa. Vậy làm sao tôi biết đƣợc khi chết rồi, ngƣời ta lại không ân

hận rằng trƣớc kia ham sống? (II.11).

Mà làm sao biết vật nào hữu dụng, vô dụng? Chƣơng Tiêu dao du có hai bài – 4 và 5 – xét lẽ đó. Một

ngƣời nƣớc Tống chế đƣợc một thứ thuốc bôi ngón tay cho khỏi nứt nẻ (chắc là cùng loại với

vaseline ngày nay). Gia đình ngƣời đó làm công việc đập lụa, chỉ biết dùng thuốc để bôi ngón tay

cho mùa đông khỏi nứt nẻ mà đập lụa đƣợc. Một ngƣời mua lại phƣơng thuốc, đem bán cho vua

Ngô. Mùa đông, Ngô thuỷ chiến với Việt, nhờ có thuốc đó mà thuỷ quân Ngô không nứt nẻ ngón tay,

thắng đƣợc Việt. Vua Ngô đem đất phong cho ngƣời bán thuốc để thƣởng công (bài 4). Vậy thứ

thuốc gần nhƣ vô dụng, đã thành rất hữu dụng.

Không có vật gì hoàn toàn vô dụng cả. Cây “xƣ” là một thứ cây lớn, gỗ xấu, nổi u, chỗ lồi chỗ lõm,

cành cong queo, nên không ngƣời nào đốn để xẻ làm đồ dùng. Trang bảo: “Sao không trồng nó ở chỗ

hƣ vô, tịch mịch, trong cánh đồng mênh mông, để những kẻ nhàn rỗi thơ thẩn dạo chung quanh thảnh

thơi ngủ dƣới bóng mát của nó?”.

Vậy Trang chủ trƣơng cái gì cũng tƣơng đối hết và có nhà đã khen ông tìm ra đƣợc luật tƣơng đối

trên hai ngàn năm trƣớc Einstein. Lời khen đó chắc Trang không dám và cũng không muốn nhận.

Không dám vì lẽ tƣơng đối về xấu đẹp, lớn nhỏ, thọ yểu… loài ngƣời đã nhận ra đƣợc từ lâu, không

phải đợi tới ông rồi mới nhận thấy. Không muốn vì ông là một triết gia suy tƣ về xã hội, đâu phải là

một khoa học gia muốn phát minh về vật lí, mà đem so sánh với Einstein. Ông đáng khen không phải

vì tìm ra đƣợc luật đó mà vì đã diễn ra một cách rất sâu sắc và rút ra đƣợc một nhân sinh quan nhân

từ, khoán đạt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.