TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 75

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

Tuy nhiên ta không thể bảo Trang tử theo hoài nghi chủ nghĩa.

Không có thị phi, thị phi quay hoài trên một vòng tròn, nhƣng vòng tròn đó có trung tâm, cái chốt

(cái chốt đó ông gọi là “Đạo xu” – chốt của Đạo), ứng với các biến hoá vô cùng (II.3); thánh nhân

dung hoà, đứng ở cái chốt đó, coi thị phi là một, mà theo luật quân bình, tự nhiên, nhƣ vậy là “lƣỡng

hành”, nghĩa là biết thích nghi, dùng đƣợc cả hai, tuỳ theo hoàn cảnh. Thái độ “lƣỡng hành” đó chính

là cái “thị”, cái phải tuyệt đối, cũng có thể gọi nó là siêu thị phi đƣợc.

Không có gì là hoạ, là phúc, nhƣng có một thái độ thảnh thơi tự tại, thuận thiên tính, sống theo khả

năng của mình mà hƣởng hết tuổi trời, không ganh tị, so sánh với ai, hoàn toàn tự do, không tuỳ

thuộc một cái gì, không trọng sinh khinh tử, coi sinh tử nhƣ nhau; thái độ tiêu dao đó, theo ông là

hạnh phúc tuyệt đối.

Do luật tƣơng đối đó và do lẽ muôn vật đều từ Đạo mà ra, rồi biến hoá không ngừng để cuối cùng lại

hợp nhất với Đạo, cho nên mọi vật đều ngang nhau, không có vật nào quí, vật nào tiện. Gió thổi vào

cả vạn hang lỗ, tạo ra hành vạn âm thanh khác nhau, nhƣng hết thảy đều là “tiếng thở của Đất” (II.1),

có thanh âm nào quí hơn thanh âm nào? Sinh tử, thị phi, lớn nhỏ… cũng vậy, chỉ là những biến hoá

của Đạo, cho nên sinh không đáng trọng hơn tử, thị cũng không hơn gì phi, mà lớn (ngọn núi) cũng

nhƣ nhỏ (đầu sợi lông) chứ không hơn gì…

Ý “vật tề” (mọi vật ngang nhau) này chúng ta ta đã thấy trong một ngụ ngôn của Liệt tử. Trong một

bữa tiệc, họ Điền nƣớc Tề nhìn các món cá và chim nhạn ngƣời ta dâng lên, bảo: “Trời hậu đãi loài

ngƣời quá, sinh ra ngũ cốc, cá chim cho chúng ta ăn”. Một em bé đứng lên phản đối: “Không đúng

nhƣ lời ngài nói. Vạn vật trong trời đất với chúng ta đều là sinh vật cả, không loài nào quí, không

loài nào hèn (…) Không loài sinh vật nào sinh ra để cho loài khác ăn thịt. Loài ngƣời thấy cái gì ăn

đƣợc thì ăn, trời đâu có vì ngƣời mà sinh ra các loài đó. Muỗi mòng kia đốt da ta, hổ lang kia ăn thịt

ta, có thể nói là trời vì chúng mà sinh ra chúng ta không?” (Liệt tử - VIII.28).

Chủ trƣơng đó trái với hết thảy các triết gia khác, nhất là Mạnh tử. Mạnh cho rằng bản chất của mọi

vật là không đều nhau, có vật đáng giá gấp hai hoặc gấp năm vật khác, có vật đáng giá gấp mƣời, gấp

trăm, hoặc gấp ngàn gấp vạn vật khác. (Đằng Văn Công, thƣợng-4). Ngay trong thân thể ngƣời ta

cũng có phần cao quí, phần đê tiện, có phần to tát, có phần nhỏ nhen (Cao tử, thƣợng-14). Mà trong

xã hội có hai hạng ngƣời: Hạnh “quân tử” có tài đức lo việc trị dân, và hạng “tiểu nhân” tài đức kém,

phải lo cấp dƣỡng cho hạng trên. Thuyết bất đồng, bất tề đó làm cơ sở cho chính sách tôn ti trong tổ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.