TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 77

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

chỗ nhỏ thì không vật nào là không nhỏ”.

“Cũng không có quí, có tiện theo lập trƣờng “Đạo”. Mà xét theo lập trƣờng của vạn vật thì vật nào

cũng tự cho mình là quí, vật khác là tiện. Theo thế tục mà xét thì quí tiện không tuỳ thuộc chính

mình” (mà tuỳ thuộc ý kiến của ngƣời khác về mình).

Hữu dụng hay vô dụng, thị hay phi cũng là do chủ quan của mỗi ngƣời cả, chứ theo Đạo, thì vật nào

cũng ngang nhau về công dụng và chẳng có gì thị hay phi.

Cuối cùng, thần Bắc Hải bảo Hà Bá: “Anh hỏi tôi nên làm gì, không nên làm gì ƣ? Thì cứ để cho bản

thân của anh tự nhiên biến hoá”, và “đừng đem cái ngƣời làm mà diệt cái thiên nhiên” (bất dĩ nhân

hại thiên – ý này đã diễn trong bài VII.7).

Tóm lại, Trang tử tìm hiểu tác động của Đạo, thấy nó sinh ra vạn vật, vạn vật biến hoá rồi qui căn, do

đó ông rút ra đƣợc mấy luật này:

vạn vật với ta là một, không phân biệt ta và vật;

không có gì là quí tiện, vạn vật đều ngang nhau hết,

không có gì là thị phi.

và sau cùng đƣa ra chủ trƣơng dƣới đây để mong cứu vớt xã hội:

chúng ta phải có thái độ “lƣỡng hành”, theo luật biến hoá tự nhiên;

phải “tề vật”, coi vạn vật hoàn toàn bình đẳng,

phải “tiêu dao” và để cho vạn vật hoàn toàn tự do cũng nhƣ ta.

Chúng ta nhận thấy rằng Trang chỉ bàn về Đạo và quan niệm về Đạo của ông giống quan niệm của

Lão; còn về Đức thì ông không hề nhắc tới. Ông để cả một chƣơng, chƣơng Đức sung phù, đƣa ra

một số ngƣời có đức sung mãn, nhƣng chữ đức ông dùng trong chƣơng đó chỉ là chữ đức của Khổng,

Mặc hiểu theo nghĩa nhƣ: nhân, nghĩa, lễ, trí… chứ không phải chữ Đức của Lão, tức cái nguyên lí ở

trong mỗi vật, cái tác dụng của Đạo ở mỗi vật, cái biểu hiện của Đạo ở mỗi vật.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.