TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 79

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

Cũng nhƣ Lão tử, Trang không coi trọng trí tuệ. Lão chủ trƣơng “khí trí” (bỏ trí tuệ đi), tuyệt xảo

(dứt bỏ sự khéo léo đi) – Đạo Đức kinh – 18 - ; Trang cũng coi sự rời hình thể, bỏ trí tuệ, hợp nhất

với đại Đạo (li hình, khứ trí, đồng ƣ Đại thông 69 [15] ) là đạt đƣợc mức tối cao của sự tu dƣỡng

(VI.7).

Bài V.5, ông coi trí tuệ là mầm thừa, vì không mƣu tính cái gì thì đâu cần tới trí tuệ. Chữ trí tuệ có

nghĩa cũng gần nhƣ trí xảo, mà trí xảo thì ông rất ghét vì nó là “nhân vị”, làm hại thiên nhiên, nhƣ

ngụ ngôn VII.7 về việc vua Nam Hải và vua Bắc Hải đục lỗ cho vua Trung Ƣơng làm cho vua Trung

Ƣơng chết.

Đầu chƣơng Dƣỡng sinh chủ có một câu bất hủ, môn đồ Lão Trang rất thích, thƣờng đem ra mỉa mai

hạng ngƣời hiếu học. Câu đó nhƣ sau: “Ngô sinh dã hữu nhai nhi tri dã vô nhai, dĩ hữu nhai tuỳ vô

nhai, đãi dĩ…”: Đời người có hạn mà chạy theo cái vô cùng. Đem cái vô hạn mà chạy theo cái vô

cùng thì tinh thần phải mệt mỏi. Mệt mỏi mà không ngừng thì sẽ nguy mất.

Vả lại, “cái mức cao nhất của tri thức là biết đƣợc thiên đạo và nhân sự. Biết đƣợc thiên đạo là biết

rằng vạn vật do tự nhiên sinh ra, vậy thì phải theo tự nhiên. Biết đƣợc nhân sự là dùng cái mà trí tuệ

có thể biết đƣợc để bảo hộ cái mà trí tuệ không thể biết đƣợc – tức cái sinh mệnh – hầu hƣởng hết

tuổi trời, khỏi chết yểu” (VI.1). Nghĩa là mục đích của chúng ta là tìm hiểu lẽ tự nhiên (Đạo) rồi sống

theo tự nhiên để “hƣởng hết tuổi trời”. Công việc tìm hiểu đó chỉ dùng trực giác mà thực hiện đƣợc.

Dùng trực giác nghĩa là đứng ở cái chốt của Đạo (Đạo xu), tức cái trung tâm để ứng với cái biến hoá

vô cùng trên cái vòng bánh xe (thiên quân) xoay hoài chung quanh.

Dùng trực giác thì đâu cần tới sách vở. Trông thấy năm xe sách của Huệ tử, chắc Trang phải mỉm

cƣời cho bạn là hạng “tiểu trí”, đứng trên cái vòng bánh xe mà phân biệt những cái nhỏ nhặt, chứ

không phải là đại trí, đứng ở trung tâm để bao quát đƣợc hết thảy.

Về điểm đó Trang tử cũng giống Liệt tử. Liệt tử bảo:

“Cơ thể hoà hợp với tâm, tâm hoà hợp với khí, khí hoà hợp với thần, thần hoà hợp với cái “vô” mà

hễ có một hình thể rất nhỏ nào xuất hiện, một thanh âm rất nhỏ nào thoảng qua dù ở xa hay ở gần tôi


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.