TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 80

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

cũng biết liền. Nhƣng tôi không hiểu là do cảm giác của ngũ quan hay của các bộ phận trong ngƣời,

chỉ biết rằng cái biết đó tự nhiên phát ra vậy thôi”. Cái biết đó chính là trực giác, trái với sự suy luận.

Còn Trang thì bảo “đừng suy luận gì hết sẽ thấy đƣợc Đạo”. Càng suy luận chỉ càng thêm rối mù.

Ông đƣa ra một thí dụ: “…một ngƣời bảo mới đầu vũ trụ có cái gì đó (hữu) ; một ngƣời khác bảo

mới đầu vũ trụ không có gì cả (vô); một ngƣời nữa bác cái thuyết mới đầu vũ trụ không có gì cả ; lại

một ngƣời thứ tƣ khác nữa bác cái thuyết ngƣời thứ ba dùng để bác cái thuyết mới đầu vũ trụ không

có gì cả. Khi thì có, khi thì không. Mà không biết cái có, cái không đó có thực là có, có thực là không

không. Tôi (Trang tử) mới đƣa ra một ý kiến, nhƣng nó có thực là ý kiến hay là không có ý kiến gì

cả… Vũ trụ hợp nhất, (nhƣ vậy là một rồi); cái “nhất” đó thêm cái ta nói về nó, thế là hai cái rồi; hai

cái đó với cái “nhất” (nguyên thuỷ) thành ra ba. Cứ nhƣ vậy mà tính tiếp thì ngƣời giỏi tính cũng

đành chịu; huống hồ là ngƣời thƣờng. Nhƣ vậy là từ “không” tới “có” đã có ba ý khác nhau rồi;

huống hồ từ “có” tới “có”, sẽ có cơ man nào là ý (II.7).

Không nên suy luận, mà tranh biện lại càng không nên, vì “ngôn ngữ không chắc chắn” – nó thay đổi

theo hoàn cảnh, không diễn đƣợc Đạo -; tranh luận chỉ thấy cái phiến diện vì ngƣời nào cũng chấp

nhất, mà càng chấp nhất, càng có thành kiến thì Đạo càng bị che lấp:

“Đạo bị thành kiến nhỏ nhen che lấp; lời bị sự hoa mĩ phù phiếm che lấp. Do đó mà phái Nho, phái

Mặc tranh biện 70 [16] với nhau. Cái gì phái này cho là phải thì phái kia cho là trái; cái gì phái này

cho là trái thì phái kia cho là phải. Muốn thấy điểm phải trong chỗ họ cho là trái, thấy điểm trái trong

chỗ họ cho là phải thì không gì bằng dùng trực giác” (II.3).

Tranh biện chỉ phí sức, mất thì giờ, vô ích, vì không có kẻ thắng ngƣời bại; rốt cuộc chẳng giải quyết

đƣợc gì cả:

“Giả sử tôi tranh biện với anh mà anh thắng tôi thì có nhất định là anh phải, tôi trái không? Nếu tôi

thắng anh thì có nhất định là tôi phải, anh trái không? Trong chúng ta có một ngƣời phải, một ngƣời

trái? Hay cả hai chúng ta đều phải cả hoặc đều trái cả? Anh và tôi làm sao biết đƣợc điều đó? Mà

một ngƣời thứ ba nào khác thì cũng hồ đồ không biết đƣợc, lựa ai sáng suốt làm trọng tài đây? Hỏi

một ngƣời cùng một ý kiến với anh, thì ngƣời đó do lẽ cùng ý kiến với anh, làm sao có thể phê phán

đƣợc? Nếu là một ngƣời cùng ý kiến với tôi thì ngƣời này do lẽ cùng ý kiến với tôi, làm sao có thể


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.