TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 82

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

riêng về đoạn trên, đã diễn đúng ý của Trang).

Trang đã chỉ trích thói tranh luận của các chƣ tử đƣơng thời, đặc biệt là Khổng và Mặc, với bọn nguỵ

biện Huệ Thi và Công Tôn Long. Ông có lí: tranh biện không thuyết phục đƣợc đối phƣơng khi hai

bên khăng khăng giữ ý kiến của mình. Trong trƣờnh hợp đó, dùng trọng tài nào cũng vô ích. Các

cuộc hội nghị ở Liên Hiệp quốc về vấn đề hoà bình của thế giới, chứng minh lời của ông: Tất cả chỉ

là những đàm thoại giữa ngƣời điếc. Tuy nhiên họ cứ đấu khẩu với nhau, nhƣ vậy vẫn còn hơn là đấu

súng.

Vì chủ trƣơng dùng trực giác chứ không suy luận, nên phái Lão, Liệt. Trang không cống hiến gì

nhiều cho Tri thức luận của Trung Hoa, không bằng Khổng, Mặc và Danh gia. Nhƣ vậy có lợi hay có

hại cho dân tộc Trung Hoa, cái đó tuỳ quan niệm của từng ngƣời.

CHÍNH TRỊ LUẬN

Phần chính trị luận chiếm trọn chƣơng VII (Ứng đế vƣơng) và dăm ba đoạn trong vài chƣơng khác.

Tuy nhiên, cũng nhƣ Lão và Liệt, Trang chỉ đƣa ra ít nguyên tắc, không đi vào chi tiết (cách tổ chức

xã hội, trách nhiệm của vua, quan, giáo dục, kinh tế, võ bị…) nhƣ Khổng phái, vì chủ trƣơng của ông

rất giản dị: vô vi, trái hẳn với chủ trƣơng của Khổng, Mặc, Pháp.

Ta còn nhớ vua Sở muốn giao chức tƣớng quốc cho ông, ông từ chối. Chắc ông đã gai mắt khi thấy

bọn “sĩ” đƣơng thời bôn ba từ Tống qua Tề, từ Tần qua Sở để mong đƣợc các vua chƣ hầu thu dụng,

chê họ là tham danh lợi, bị ngoại vật chi phối mà đánh mất cái thiên chân. Cho nên ông khen Hứa Do

đã trả lời nhƣ sau khi vua Nghiêu kính cẩn “xin giao thiên hạ cho”:

“Nhà vua trị nƣớc mà nƣớc bình trị. Bây giờ tôi lên thay, thế là cầu danh ƣ? Danh là khách của cái

thực, tôi đóng cái vai khách sao? Con chim tiêu liêu (một loài chim nhỏ), làm ổ trong rừng, chiếm

bất quá một cành cây; con yểnthử” (con mạch – tapir)uống nƣớc sông, bất quá đầy bụng thì thôi.

Xin nhà vua cứ giữ ngôi. Tôi có biết dùng thiên hạ làm gì đâu” (I.2).

Trong bài VII.3, Trang tử còn cho Ngƣời-không-tên nổi giận khi Thiên căn (một tên tƣởng tƣợng)

hỏi cách trị thiên hạ.

- Cút đi! Quân thô lỗ! Hỏi gì mà thấy ghét! Ta giao du với tạo vật, chán rồi thì cƣỡi con chim “phiếu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.