TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 84

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

vi, giữ ngôi thêm hai mƣơi tám năm nữa, thiên hạ thật bình trị.

Quan niệm vô vi của Trang tử cũng không có gì khác. Nhà cầm quyền phải sửa mình cho ngay để

cảm hoá dân, thuận theo tính của dân, chứ không dùng pháp độ. “Con chim biết bay cao để tránh cái

lƣới và mũi tên; con chuột đồng biết đào hang sâu ở dƣới cái gò thờ thần để tránh cái hoạ bị hun

khói, bị đào hang. Lẽ nào ngƣời không khôn bằng hai con vật ấy?” (VII.2). Nghĩa là dân do thiên

tính – ngày nay ta gọi là bản năng – biết tránh cái hại, tìm cái lợi cho mình, không cần giáo hoá họ -

không giáo hoá, chỉ cảm hoá họ thôi, - đó cũng là một cách giáo hoá, giáo hoá mà không dùng lời:

“bất ngôn chi giáo”. Nếu lại dùng pháp độ, bắt họ vào khuôn vào phép theo ý riêng, thành kiến của

mình thì tất thất bại, nhƣ “đào kinh trong biển, bắt muỗi đội núi” thôi. Chẳng những không có kết

quả mà còn có hại cho dân nữa, nhƣ vua Nam Hải vả vua Bắc Hải đục thêm lỗ cho vua Trung Ƣơng

mà hoá ra giết vua Trung Ƣơng (bài VII.7). Giúp cho thiên nhiên (trợ thiên) tức là làm hại thiên

nhiên (hại thiên). Ý này đƣợc diễn lại trong bài 2 chƣơng VIII (ngoại thiên): “chân vịt tuy ngắn, nối

cho dài ra thì vịt sẽ đau; chân hạc tuy dài, cắt ngắn lại thì hạc sẽ khổ”. Trời sinh ra sao thì cứ để nhƣ

vậy là thuận thiên.

Vậy phải để cho dân hoàn toàn tự do, có tự do sống theo bản năng của họ: đói thì kiếm ăn, no rồi thì

vỗ bụng đi chơi…, nhƣ vậy dân mới thảnh thơi tự tại, mới tiêu dao, mới thoả mãn hƣởng hết tuổi

trời. Muốn đƣợc tự do, phải có bình đẳng. Trong vũ trụ không có vật nào quí, vật nào tiện thì trong

xã hội cũng không có ngƣời sang kẻ hèn, không có quân tử, tiểu nhân nhƣ Khổng giáo phân biệt:

quân tử thì trị dân, tiểu nhân thì bị trị. Tôi không hiểu Trang có chủ trƣơng “quân thần tịnh canh”

(vua tôi đều cày cấy) nhƣ Hứa Hành, một triết gia đồng thời với ông bị Mạnh tử mạt sát kịch liệt

trong “Đằng Văn công, thƣợng” không.

Đối với các dân tộc khác, cũng phải coi họ bình đẳng với mình và để họ tự do, không đƣợc viện một

lẽ gì mà xâm lăng họ. Trang tử diễn ý đó bằng một “trọng ngôn” – bài II.9:

“Xƣa vua Nghiêu hỏi ông Thuấn:

- Tôi muốn đánh các nƣớc Tông, Khoái và Tƣ Ngao, nhƣng mỗi khi lâm triều, tôi thấy lòng không

yên. Tại sao vậy?

Ông Thuấn đáp:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.