TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 86

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

mọi vật” (V.1). Liệt tử cũng có thái độ nhƣ Trang, còn Lão tử thì không phục Nghiêu, Thuấn, nhƣng

cũng không hề gọi đích danh hai ông ấy ra chỉ trích. Ông ấy chỉ bảo phải “tuyệt thánh” thôi. Chữ

“thánh” đó phải hiểu là thánh của đạo Nho (còn thánh của đạo Lão thì Lão, Liệt, Trang đều trọng, dĩ

nhiên).

Tới đời sau, trong Ngoại và Tạp thiên chúng ta mới nghe thấy những lời mạt sát kịch liệt Nghiêu,

Thuấn… cho họ là giúp kẻ cƣớp, có tội với xã hội (coi các chƣơng Mã đề, Khƣ khiếp).

Sau cùng vô vi còn có nghĩa là “khí trí”: “Thánh nhân không mƣu tính cái gì, đâu cần tới trí tuệ?”

(V.5). Trí xảo càng đáng ghét hơn nữa: Nó giết chết thiên tính (VII.7); ngay nhƣ công nghệ cũng

đáng khinh nhƣ thƣơng mại, không chế tạo cái gì thì đâu cần đến thƣơng mại? (V.5).

Trang không nói ra, nhƣng ta phải hiểu ngầm rằng trong xã hội lí tƣởng của Trang chỉ có nông

nghiệp là cần thiết: Dân phải ăn cho no rồi mới vỗ bụng đi chơi đƣợc; còn về mặc thì chẳng phải

nuôi tẳm, ƣơm tơ, dệt lụa cho mất công (cái đó thuộc về công nghệ rồi), có thể dùng vỏ cây nhƣ loài

ngƣời nguyên thuỷ; và chỗ ở thì đã có hang đá và cành lá trong rừng. Xã hội lí tƣởng đó chắc không

khác xã hội Lão tử tả trong chƣơng 80 là bao nhiêu. 72 [18]

Theo Trang, vô vi là một chính sách cực tốt, “gồm đƣợc các kế hoạch”; “làm cho công việc hoá giản

dị”, “hƣớng dẫn trí tuệ” (VII.6), mà kết quả “thần diệu”.

Bài VII.4, ông khen công của bậc minh vƣơng “vô vi nhi trị”: “Minh vƣơng vị thiên hạ thì công trùm

thiên hạ mà cơ hồ không phải là công của mình (ý nghĩa nhƣ câu: Vô vi nhi vô bất vi); vạn vật đều

đƣợc cảm hoá mà không thấy là nhờ đức của mình; công đức ấy có đấy mà không ai chỉ ra đƣợc, vạn

vật đều thoả mãn. Hành động của thánh nhân thần diệu không ai đoán đƣợc; họ đồng hoá với sự hƣ

vô”.

Cho nên mới bảo rằng: “Bậc chí nhân thì quên mình, bậc thần nhân thì không lập công, bậc thánh

nhân thì không lƣu danh” (I.1). Câu này đại ý cũng nhƣ câu: “Vi nhi bất thị, công thành nhi phất cƣ”

(làm mà không trông, thành công mà không cho là công của mình), của Lão tử (chƣơng 2). Quên

mình là “cứ điềm tĩnh, cứ thuận tính tự nhiên của vật đừng có một chút tƣ ý” (VII.3), nhất là đừng

phân biệt mình và ngƣời. Không lập công vì họ không có chủ ý lập công, cứ thuận thiên nhiên, tuy


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.