TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 88

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

thở làm sao không đƣợc nhƣ ông Bành Tổ sống bảy trăm năm, vì có tinh thần không “tự tại” thì dẫu

có thọ đƣợc nhƣ ông Bành Tổ, cũng vẫn chƣa thoả mãn, sẽ ganh tị với con rùa thần sống mấy ngàn

năm hoặc cây xuân sống mấy vạn năm. Trời cho mình có tài mà gặp thời, đƣợc giàu sang tột bậc thì

cứ hƣởng cảnh giàu sang; có tài mà không gặp thời thì bện dép sống trong căn nhà lá cũng có cái vui

riêng của cuộc đời bình dị, tự do.

Thuận thiên còn có nghĩa là tiếp vật theo bản tính của mọi vật, theo luật thiên nhiên. Nhƣ tên bếp của

vua Văn Huệ mổ bò “biết cơ cấu thiên nhiên của con bò, chỉ lách lƣỡi dao vào những chỗ kẽ trong

thân thể nó, không đụng tới kinh lạc, gân, bắp thịt của nó, (…) chầm chậm đƣa lƣỡi dao thật nhẹ tay,

(nhƣ vậy) khớp xƣơng rời ra dễ dàng nhƣ bùn rơi xuống đất”. (III.2).

Chủ trƣơng thuận thiên là chủ trƣơng của Khổng Mạnh, Lão Trang, có thể nói là xu hƣớng của dân

tộc Trung Hoa nữa, trái hẳn với chủ trƣơng “chế thiên” của Ki tô giáo và các dân tộc phƣơng Tây, vì

trong triết học Trung Hoa cho tới đời Thanh chỉ có một mình Tuân tử là muốn “chế thiên” nhƣng học

thuyết của ông chỉ thịnh từ cuối Chiến Quốc tới Tần Hán, rồi sau không đƣợc nhắc tới. Thuận thiên

thì đời ngƣời ung dung thƣ thái, xã hội ổn định nhƣng kinh tế, kĩ nghệ không phát đạt; chế thiên thì

con ngƣời hoá có tinh thần chiến đấu, nhƣng ham lợi, xã hội không ổn định, nhƣng kinh tế, khoa học,

kĩ nghệ phát đạt. Trong hai ba thế kỉ nay phƣơng Tây nhờ chế thiên mà làm chủ thế giới, bây giờ đã

lên đƣợc cung trăng, nhƣng khi họ lên đƣợc cung trăng là lúc họ thấy hậu quả tai hại của sự chế thiên

(do sự phát triển hỗn độn của kĩ nghệ mà thế giới đông dân quá, đất đai không đủ nuôi, không khí,

nƣớc sông, nƣớc biển, mặt đất bị nhiễm độc tới mức – theo một số nhà khoa học – hai chục năm nữa

loài ngƣời không sống đƣợc nữa 74 [20] và họ hô hào trở lại triết lí phƣơng Đông, đặc biệt là của

Lão Trang: Tiết dục để bớt hƣởng thụ (do đó sản xuất ít đi) bớt sinh con đẻ cái đi, phải tuân theo luật

thiên nhiên trong mọi công việc khoa học và kĩ nghệ 75 [21] .

- Bất đãi: không chờ đợi, tức không tuỳ thuộc một cái gì. Phải nhƣ Vinh tử nƣớc Tống, coi thuờng

danh lợi, vinh nhục: Dù đƣợc cả nƣớc khen, ông cũng không mừng, bị cả nƣớc chê ông cũng không

buồn, vì ông không để cho ngoại vật làm chủ mình; nhƣng nhƣ vậy chƣa đủ vì ông chƣa biết thích

nghi với vật.

Thích nghi với vật nhƣ Liệt tử: Cƣỡi gió mà bay, thật nhẹ nhàng khoan khoái, cũng vẫn chƣa đủ, vì

Liệt vẫn còn phải tuỳ thuộc gió.


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.