TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 89

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

Chỉ khi nào “làm chủ đƣợc (ta nên hiểu là đạt đƣợc) cái chính đạo của trời đất, chế ngự đƣợc lục khí

(ta nên hiểu là hoà đồng với lục khí, chứ không phải chế ngự nhƣ phƣơng Tây: chế ngự thiên nhiên)

thì con ngƣời mới thật “tiêu dao”.

Đây là điểm huyền bí trong triết học của Trang. Ông cho rằng ngƣời nào đạt đƣợc mức đó thì “không

có vật gì làm hại đƣợc nữa: Nƣớc có dâng lên tới trời, họ cũng không bị chết đuối; trời có đại hạn tới

nỗi kim thạch chảy ra, cháy cả rừng núi, đồng ruộng, họ cũng không thấy nóng” (I.3).

“Bậc chí nhân (đạt Đạo) là thần rồi. Đồng cỏ có cháy cũng không làm cho họ thấy nóng, sông rạch

đóng băng cũng không làm họ thấy lạnh, sét đánh đổ núi, gió làm dậy sóng cũng khiến cho họ lo sợ.

Họ chế ngự gió mây, cƣỡi mặt trời mặt trăng mà đi chơi ngoài bốn bể…” (II.10).

Tƣ tƣởng hoà đồng với vạn vật có từ thời Dƣơng tử (coi Liệt tử VII.5 – trang 280 bộ Liệt tử và

Dương tử của nhà Lá Bối); nhƣng tƣ tƣởng hoà đồng để rồi hoá đồng với vạn vật thì tôi chỉ thấy ở

Liệt tử và Trang tử. Liệt tử có bốn bài ngụ ngôn diễn ý hoà đồng với vạn vật thì vạn vật không hại

mình đƣợc, cả khi vô lửa, vô nƣớc, mà còn giúp mình bay đƣợc nữa, và mình sẽ trƣờng sinh bất tử

(Liệt tử - trang 44).

Chúng ta không biết chắc đƣợc Trang có tin những phép thần thông đó không, nhƣng lập luận của

ông không có chỗ nào bẻ đƣợc: Đã hoà đồng và hoá đồng với vạn vật, với lửa và nƣớc; thì đồng thể

với lửa và nƣớc, lửa và nƣớc hại làm sao đƣợc nữa; đồng thể với gió thì tất bay đƣợc nhƣ gió; sau

cùng hoá đồng với Đạo thì tất cũng trƣờng sinh bất tử với Đạo.

Ngoại thiên đƣa ra hai lối giảng nữa.

Bài Đạt sinh 2, Quan Doãn bảo: “Sinh vật khác nhau ở đâu? 76 [22] Chỉ là nhờ không có hình sắc

mà thôi. Nhƣng vật nào không có hình sắc thì đạt đƣợc cảnh giới không biến hoá. Đạt đƣợc cùng cực

của cảnh giới ấy thì không còn bị các vật khác khống chế nữa. Nhƣ vậy là đạt đƣợc cái trung độ, cái

cƣơng kỉ vô thuỷ vô chung mà tiêu dao ở cảnh giới sơ thuỷ của vạn vật, hợp nhất với bản tính, hàm

dƣỡng nguyên khí, trở về với cái Đức nguyên thuỷ mà cảm thông với tự nhiên. Một ngƣời nhƣ vậy

bảo toàn đƣợc thiên tính, tinh thần không suy tổn, ngoại vật làm sao xâm nhập mà làm hại đƣợc?”


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.