TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 90

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

Ý đó hơi giống ý của Trang.

Tác giả bài Thu Thuỷ 1 không rõ có chịu ảnh hƣởng của Khổng giáo không, cho rằng hạng chí đức

vô lửa mà không nóng, xuống nƣớc mà không chìm, cầm thú không làm hại đƣợc, chỉ vì họ xét rõ an

và nguy, bình tĩnh trƣớc hoạ và phúc, thận trọng tiến lui, thế thôi.

Ta cũng không biết Trang có tu luyện để đạt cảnh giới đó không, ta chỉ thấy bài IV.1, có nói đến sự

tâm trai (tập trung tinh thần, không nghe bằng tai mà nghe bằng tâm, không nghe bằng tâm mà nghe

bằng khí), nhƣng bài này nhiều ngƣời ngờ rằng không phải của Trang; rồi trong bài VI.7, có nói cách

tu của Nhan Hồi (dĩ nhiên là tƣởng tƣợng) đạt đƣợc tới mức “toạ vong” (ngồi mà quên hết thảy: quên

nhân nghĩa, quên lễ nhạc, sau cùng cởi bỏ thân thể, trừ tuyệt thông minh, hợp nhất với đại Đạo); cả

hai bài đó đều chẳng giúp ta hiểu đƣợc gì. Duy có bài VI.2 là tả sơ sơ các giai đoạn tu luyện.

Nhữ Vũ bảo Nam Bá Tử Quì:

“Đây là kinh nghiệm của tôi. Sau ba ngày, tôi coi thiên hạ nhƣ hƣ không. Đã coi thiên hạ nhƣ hƣ

không rồi, tôi lại tập bảy ngày nữa, lúc đó coi vạn vật nhƣ hƣ không. Tiếp tục chín ngày nữa thì tôi

coi sinh tử là hƣ không. Rồi tôi bỗng nhiên giác ngộ nhƣ thấy cảnh bình minh. Có cảm giác đó rồi

mới thấy vạn vật chỉ là một. (Tới đây ta có thể hiểu đƣợc, nhƣng rồi:) Thấy vạn vật chỉ là một rồi,

sau mới vƣợt đƣợc cổ kim; vƣợt cổ kim rồi sau đó mới vô đƣợc cõi không có sống có chết”.

Cách tu luyện đó có vẻ có hiệu quả hơn cách trong Liệt tử nhiều. Bài II.3, Liệt tử cho hay rằng, Liệt

tử hồi học Lão Thƣơng sau ba năm đầu lòng không dám cân nhắc phải trái, miệng không đám nói

đến lợi hại, lúc đó mới đƣợc thầy liếc mắt nhìn; lại hai năm nữa, lòng lại cân nhắc phải trái, miệng lại

nói đến lợi hại, lúc đó mới đƣợc thầy ban cho một nụ cƣời; lại hai năm nữa là bảy năm, không thấy

gì là phải trái, lợi hại nữa, lúc đó mới đƣợc phép cùng ngồi một chiếu với thầy, lại hai năm nữa là

chín năm mới “giải thoát đƣợc ý nghĩ trong lòng với lời nói ngoài miệng, đã không phân biệt đƣợc

cái phải trái lợi hại của ta ở đâu, mà cũng không phân biệt đƣợc cái phải trái lợi hại của ngƣời ở đâu,

cũng không phân biệt đƣợc thầy ta là thầy, bạn ta là bạn nữa, nghĩa là hết phân biệt nội và ngoại”

(mình và vật).

Dĩ nhiên, ta không nên so sánh số ngày số năm trong hai bài, toàn là những số tƣợng trƣng; nhƣng ta

cũng thấy rằng Liệt chƣa đắc Đạo nhƣ Nhữ Vũ: Liệt mới hết phân biệt nội, ngoại; Nhữ Vũ đã vƣợt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.