TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 95

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

tịnh dƣỡng, đừng cố sức làm tới kiệt quệ. Khi đau ốm thì tốt nhất là nghỉ ngơi, ăn ít, để cơ thể tự

chống với bệnh, thuốc chỉ giúp cơ thể thôi, không nên dùng nhiều. Bài học đó của Trang thời nào

cũng nên nhắc lại, nhất là thời nay ngƣời ta bắt thể xác và tinh thần làm việc nhiều quá, dùng thuốc

cũng nhiều quá.

Thuận thiên cũng có nghĩa là sống gần thiên nhiên, ăn những thức ăn thiên nhiên, đừng làm trái

thiên nhiên: chúng ta ngày nay sống chen chúc trong các thành phố thiếu không khí và nƣớc trong

sạch, ăn những thực phẩm bón bằng phân hoá học, phun bằng những thuốc sát trùng, cũng trái với

thiên nhiên nữa. Âu, Mĩ, hiện đã thấy cái hại của văn minh cơ giới làm cho không khí, nƣớc, đất đều

nhiễm độc và một mặt lập những cơ quan nghiên cứu cách giảm những cái độc đó đi, một mặt

khuyến khích mọi ngƣời sống gần thiên nhiên, ăn những thực phẩm thiên nhiên.

Thuận thiên còn có nghĩa thứ ba nữa là an thời xử thuận để cho rầu, lo, nghĩ, giận ghét không xâm

nhập tâm hồn, làm thƣơng tổn tính tình, nhƣ vậy mới thảnh thơi tiêu dao đƣợc. Lo nghĩ làm gì khi ta

không biết đƣợc hoạ ở đâu, phúc ở đâu, có khi phúc đó mà là hoạ, hoạ đó mà là phúc, nhƣ nàng Lệ

Cơ trong bài II.11, hoặc truyện Tái Ông thất mã trong Hoài Nam tử.

Vả lại: “tử sinh, đắc thất, cùng đạt, giàu nghèo, hiền ngu, chê khen, đói khát, nóng lạnh, đó là những

biến hoá của sự vật, sự chuyển vận của luật trời nhƣ ngày rồi đến đêm, không ai biết gốc ở đâu. Ai

đạt đƣợc lẽ ấy, thì tâm thần không bị hỗn loạn, ngày đêm giữ đƣợc cái khí thuần hoà, ung dung, vui

vẻ nhƣ khí xuân mà thích ứng với mọi sự biến hoá”. (V.5).

Những việc xảy ra mà ta không biết nguyên do ở đâu thì bảo đó là số mạng. Trang tử rất tin ở số

mạng: nghèo là do số mạng (bài VI.8, Tử Tang than: Tôi tới nỗi cực khổ nhƣ vầy là do số mạng

chăng?), mà làm điều bậy, bị xử tội chặt mất một chân, nhƣ viên hữu sƣ trong bài III.3, cũng là do số

mạng nữa: số mạng đã xui khiến cho viên hữu sƣ đó làm bậy; vậy con ngƣời không có chút gì là ý

chí tự do cả, không chịu một trách nhiệm, (cũng nhƣ chẳng có một chút công gì) với xã hội cả.

Thuyết đó cũng hơi quá, nhƣng vẫn hợp với cách lập luận của Trang: ông cho rằng Đạo sinh ra vạn

vật, cho vạn vật biến hoá hoài, để cuối cùng lại qui căn, hợp nhất với Đạo. Vậy con ngƣời hoàn toàn

bị Đạo chi phối, đâu có ý chí tự do đƣợc nữa; ông có tu dƣỡng thành chân nhân hay thánh nhân, mà

chúng ta có nghe lời khuyên dƣỡng sinh của ông để hƣởng hết tuổi trời, cũng là do sự biến hoá của

Đạo cả. Về điểm đó học thuyết của Trang quả là tiêu cực.

Ở đoạn trên tôi đã trình bày quan niệm tề sinh của Trang; chết cũng nhƣ sống chỉ là những sự biến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.