TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 96

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

hoá, nhƣ ngọn lửa từ thanh củi này truyền qua thanh củi khác, hoặc nhƣ ở căn nhà này đổi sang căn

nhà khác, không phân biệt đƣợc đâu là sinh, đâu là tử, vì đối với giai đoạn trƣớc là tử, mà đối với

giai đoạn sau là sinh. Ở đây tôi chỉ sinh dẫn thêm bài III.5: Lão Đam chết, Tần Dật là bạn, lại điếu,

chỉ khóc ba tiếng rồi ra, môn sinh của Lão chê nhƣ vậy là vô tình, Tần Dật bảo Lão sinh ra là ứng với

thời, chết đi là thuận với lẽ trời. Hiểu lẽ đó thì không bị vui buồn làm cho động trong lòng nữa, là

“đƣợc trời giải phóng cho”.

- Qui tắc thứ nhì để là bỏ hết dục vọng, ngay cả lòng ham học hỏi hoặc làm điều thiện cũng vậy. Bài

III.1, Trang tử viết:

“Đời ngƣời có hạn mà tri thức thì vô cùng. Đem cái có hạn mà chạy theo cái vô cùng thì tinh thần

phải mệt mỏi; đã mệt mỏi mà vẫn không ngừng thì sẽ chết mất. Làm điều thiện thì bị luỵ vì danh

tiếng, làm điều ác thì chịu khổ vì hình phạt. Chỉ ngƣời nào giữ cái đạo trung là bảo toàn đƣợc thân,

mệnh, mà phụng dƣỡng đƣợc cha mẹ, sống đƣợc trọn tuổi trời”.

Cái danh ông không còn muốn bị luỵ vì nó, huống hồ là cái lợi. Ông khen Hứa Do đã không chịu

nhận ngôi do vua Nghiêu truyền cho, và ông cũng đã theo Hứa Do, không nhận chức tƣớng quốc do

vua Sở giao phó.

Không ham danh lợi để sống đƣợc an nhàn. Trong chƣơng Đại tôn sƣ có hai chỗ chép câu này mà

chẳng riêng môn đồ Lão, Trang, ngay môn đồ Khổng Mạnh thời sau cũng thuộc lòng: “Đại khốn 99

[1] tải ngã dĩ hình, lao ngã dĩ sinh, dật ngã dĩ lao, tức ngã dĩ tử, cố thiện ngô sinh giả, nãi sở dĩ thiện

ngô tử dã” (bài V.1 và V.3): Vũ trụ cho ta cái hình hài, cho ta sống để ta lao khổ, cho ta già để ta an

nhàn, cho ta chết để ta nghỉ ngơi; vậy coi sống là cái phúc thì cũng phải coi chết là cái phúc”. Nếu

chỉ chú ý tới bốn chữ “lao ngã dĩ sinh” thì có thể hiểu lầm rằng ông cho sống là cực khổ, mà muốn

mau chết. Không, ông chủ trƣơng “tề sinh tử”, “chung kì thiên niên” thì đâu lại muốn chết. Câu đó

cũng diễn cái ý: sống chết ngang nhau; và gián tiếp cho ta thấy ông không muốn lao khổ mà muốn

đƣợc an nhàn.

An nhàn quí thật, nhƣng tự do còn quí hơn: con trĩ ở trong chằm tuy phải khó nhọc kiếm thức ăn (cứ

mƣời bƣớc lại mổ, trăm bƣớc lại uống) mà không chịu bị nhốt để ngƣời ta nuôi vì nhƣ vậy tuy đƣợc

an nhàn nhƣng mất tự do.


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.