TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 99

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

lại nếu thuyền có ngƣời lái thì chủ đò đã chửi rủa ầm ĩ rồi. Ngƣời hƣ tâm mà xử sự thế, cũng nhƣ

chiếc thuyền không ngƣời đó, không bị ai ghét, nên sống ở đời mà không bị hại.

Bài Sơn mộc 9 còn chỉ một cách nữa khỏi bị thiên hạ ghét, là có đức tốt hay làm điều thiện thì đừng

khoe khoang. Không khoe khoang tức là nhũn, mà hình thức cao của sự nhũn nhặn là hồn nhiên, vô

tâm, không nhận thấy mình khác ngƣời, hơn ngƣời.

- Qui tắc thứ nhì để xử thế cũng là thuận “thiên”, tức thiên tính của mỗi ngƣời, hoà hợp với ngƣời.

Tôi không dẫn những thí dụ trong IV.1 và 2 (về cách can gián vua, và cách đi sứ) vì tôi ngờ những

bài đó không phải của Trang; chỉ xin dẫn bài IV.3 về cách dạy ngƣời.

Nhan Hạp đƣợc vời làm sƣ phó cho thái tử cho thái tử của Vệ Linh Công, một thanh niên tàn bạo,

ngại nếu ngăn cản nó thì nguy cho tánh mạng mình, mà không ngăn cản nó thì không làm tròn nhiệm

vụ sƣ phó, nên lại vấn kế Cừ Bá Ngọc. Cừ Bá Ngọc khuyên phải nhã nhặn, thân mật: “Học trò ông

còn là một đứa con nít thì ông cũng làm ra vẻ con nít với nó; nó hành động không có phép tắc, ông

cũng làm bộ không giữ phép tắc với nó; nó phóng đãng, ông cũng làm bộ phóng đãng với nó; nhƣ

vậy ông lần lần sửa đổi đƣợc nó”. Nghĩa là phải theo thiên tính của nó mà uốn nắn mỗi ngày một

chút, chứ nếu cƣơng quyết, nóng nảy, xúc phạm nó thì sẽ nhƣ con bọ ngựa đƣa càng lên mà mong

cản đƣợc xe.

Rồi Cừ Bá Ngọc kể cách nuôi cọp cho Nhan Hạp nghe: “Ngƣời ta không dám cho cọp ăn một con

vật còn sống hoặc ăn trọn một con vật chết, sợ nhƣ vậy sẽ kích thích bản tính hung dữ hiếu sát của

nó. Phải cho nó ăn đúng giờ, tuỳ theo nó vui vẻ hay hung dữ mà thuần phục nó. Hổ không cùng một

loài với ngƣời, nhƣng biết thuận theo tính tình nó thì nó cũng tỏ vẻ làm vui lòng ngƣời nuôi nó. Nó

vồ ngƣời nuôi nó chỉ vì ngƣời này làm trái tính nó”.

Ngoại thiên có ba bài diễn thêm ý thuận “nhân”:

Bài Đạt sinh 13 khuyên ta đừng xem điều cao xa giảng cho hạng ngƣời tầm thƣờng, nhƣ vậy không

khác gì “dùng xe ngựa để chở một con chuột nhỏ; hoặc nổi trống mà tấu nhạc cho một con chim

nghe, làm cho nó thêm hoảng”.

Bài Chí lạc 5 kể truyện vua Lỗ bắt đƣợc một con chim biển, đặt tiệc mừng nó, làm lễ thái lao đãi nó,

tấu nhạc cho nó nghe. Con chim dớn dát, âu sầu, không ăn uống gì cả, ba ngày sau chết. Đó là lấy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.