kinh Tom bị ảnh hưởng nhiều, tinh thần suy sụp, và trí tưởng tượng của cô
thêm thắt vào đầu óc phải được hướng dẫn đúng đắn.
Cả nhà không bị nhiễm lao, cô thiên về hy vọng hơn là sợ cho người anh họ
- trừ khi cô nghĩ đến cô Crawford -, mà cô ta gây cho cô ý nghĩ là một đứa trẻ
may mắn, với bản tính ích kỷ và phù phiếm, cô ta sẽ càng thấy mình may mắn
khi có Edmund là con trai duy nhất.
Ngay trong phòng bệnh, vận may của Mary vẫn không bị lãng quên. Thư
của Edmund có đoạn tái bút này: “Về việc cuối cùng của anh, thực ra anh đã
bắt đầu một lá thư thì bị gọi đi vì Tom đau ốm, nhưng bây giờ anh đã đổi ý, và
e ngại trông cậy vào ảnh hưởng của bạn bè. Khi nào Tom khoẻ hơn, anh sẽ ra
đi”.
Tình hình ở Mansfield là vậy, và cứ kéo dài như thế, hầu như không có gì
thay đổi cho đến lễ Phục sinh. Một dòng của Edmund tình cờ thêm vào thư của
mẹ là đủ thông tin cho Fanny. Sự bình phục của Tom chậm chạp một cách
đáng ngại.
Phục sinh đã đến, năm nay đặc biệt muộn vì Fanny vô cùng buồn khổ khi
biết cô không có cơ hội rời Portsmouth cho đến sau dịp lễ này. Nó đã đến, vậy
mà cô vẫn chưa nghe tin tức gì về cuộc trở về, ngay cả chuyến đi London trước
khi cô về. Bác gái thường biểu lộ muốn có cô, nhưng chẳng hề chú ý, và không
hề có tin nhắn nào của bác trai, người mà cả nhà phụ thuộc. Cô đoán rằng ông
không thể rời con trai, nhưng sự trì hoãn này thật tàn nhẫn và kinh khủng cho
cô. Cuối tháng Tư sắp tới, cô đã xa cách tất cả bọn họ gần ba tháng thay vì hai,
ngày tháng qua đi như một sự hành xác, cô yêu quý họ nên quá hy vọng họ
hiểu thấu lòng cô, và ai mới có thể nói khi nào có thời gian rảnh để nghĩ đến
hoặc đón cô về?
Khi cô tới Portsmouth, cô rất sung sướng gọi nơi này là nhà mình, và thích
nói rằng cô “về nhà”, từ đó rất thân thiết với cô, nhưng đến bây giờ, ắt phải
dùng nó cho Mansfield. Lúc này, nơi đó mới là nhà cô. Portsmouth là