Chương 1
CHÂU ÂU: TRẬT TỰ QUỐC TẾ ĐA NGUYÊN
TÍNH ĐỘC ĐÁO CỦA TRẬT TỰ CHÂU ÂU
L
ịch sử của hầu hết mọi nền văn minh là câu chuyện về sự thăng trầm của
các đế chế. Trật tự được thiết lập bởi sự cai trị nội bộ của các đế chế này
chứ không phải bởi trạng thái cân bằng giữa các quốc gia: Trật tự vững
chắc khi chính quyền trung ương cố kết, trật tự lỏng lẻo khi nhà cai trị yếu.
Trong các hệ thống đế quốc, chiến tranh thường nổ ra ở những vùng giáp
ranh biên giới của đế quốc này hoặc các cuộc nội chiến sâu trong nội địa.
Hòa bình được xác định trong phạm vi quyền lực đế quốc có thể vươn tới.
Ở Trung Quốc và thế giới Hồi giáo, các tranh chấp chính trị nổ ra
nhằm kiểm soát một khuôn khổ trật tự được thiết lập. Các triều đại thay
đổi, nhưng mỗi nhóm cai trị mới lại tô vẽ mình như là người khôi phục một
hệ thống chính danh đã đổ nát. Ở châu Âu đã không diễn ra quá trình tiến
triển nào như vậy. Khi sự thống trị của Đế quốc La Mã
nguyên đã trở thành đặc điểm xác định của trật tự châu Âu. Ý tưởng về một
châu Âu hiện ra lờ mờ như là chỉ dấu về vị trí địa lý, như là biểu tượng của
Kitô giáo hay của tầng lớp quý tộc, như là trung tâm khai sáng của một
cộng đồng những người có học thức và hiện đại. Tuy nhiên, dù được hiểu
như là một nền văn minh duy nhất, châu Âu chưa bao giờ có một chủ thể
cai quản duy nhất, hay một bản sắc thống nhất cố định. Lục địa này thay
đổi các nguyên tắc mà nhân danh các nguyên tắc đó, các thực thể khác
nhau ở lục địa này thường luân phiên tự trị, và thử nghiệm một khái niệm
mới về tính chính danh chính trị hay trật tự quốc tế.
Ở những khu vực khác trên thế giới, một giai đoạn mà những người trị
vì tranh giành quyền lực, vốn được hậu thế coi là “thời kỳ rối ren,” thời kỳ