TRẬT TỰ THẾ GIỚI - Trang 21

nội chiến, hay “thời đại lãnh chúa” – là giai đoạn tan rã được thương tiếc
quá mức. Châu Âu phát triển mạnh mẽ trên sự tan rã ấy và bao bọc lấy
những phần bị phân tranh đó của mình. Các triều đại và dân tộc khác nhau
tranh giành quyền lực không bị coi là một hình thức “hỗn loạn” phải bị xóa
bỏ, mà theo quan điểm lý tưởng hóa của các chính khách châu Âu, lúc có
chủ ý lúc không, lại được coi là một cơ chế phức tạp có xu hướng hướng
tới sự cân bằng để bảo đảm, gìn giữ quyền lợi, tính toàn vẹn và tự chủ của
mỗi dân tộc. Trải qua hơn một nghìn năm, trong xu thế chủ đạo về nghệ
thuật quản lý nhà nước ở châu Âu hiện đại, trật tự bắt nguồn từ trạng thái
cân bằng và bản sắc bắt nguồn từ sự kháng cự đối với sự cai trị phổ quát.
Về lý thuyết, đó không phải là do các vị vua châu Âu không còn ham muốn
vinh quang chiến trận và chinh phạt như các vị vua ở những nền văn minh
khác, cũng không phải là do họ hướng tới một lý tưởng về sự đa dạng, mà
đó là do không vị vua nào đủ mạnh để dứt khoát áp đặt ý chí của mình lên
các vị vua khác. Theo thời gian, tính đa nguyên khoác cho mình những đặc
tính của một mô hình về trật tự thế giới. Liệu châu Âu trong thời đại chúng
ta đã vượt qua xu hướng đa nguyên này, hay những cuộc tranh đấu nội bộ ở
Liên minh châu Âu khẳng định xu hướng đó?

Trong khoảng thời gian 500 năm, sự thống trị của Đế chế La Mã đã

đảm bảo cho sự tồn tại của một bộ luật duy nhất, một hệ thống phòng thủ
chung và một trình độ văn minh ưu trội. Khi La Mã sụp đổ, như vẫn quy
ước là vào năm 476, đế chế này tan rã. Trong thời kỳ mà các sử gia gọi là
Thời kỳ Tăm tối, nỗi luyến tiếc về sự hợp nhất toàn thể đã lắng đi bỗng lại
rộ lên. Viễn cảnh về sự hòa hợp và thống nhất ngày càng tập trung vào
Giáo hội. Trong thế giới quan đó, những nước theo Ki-tô giáo là xã hội đơn
nhất được quản lý bởi hai chính quyền bổ trợ lẫn nhau: chính phủ dân sự,
những “người kế vị của Caesār”

[6]

duy trì trật tự trong phạm vi thế tục; và

Giáo hội, những người kế vị Thánh Peter

[7]

hướng tới những nguyên tắc

cứu rỗi phổ quát và tuyệt đối. Khi La Mã sụp đổ, Thánh Augustine thành
Hippo

[8]

, khi đó đang ở Bắc Phi, kết luận về mặt thần học rằng chính quyền

thế tục là chính danh chừng nào nó còn tiếp tục thúc đẩy sự mưu cầu một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.