như không đạt được tiến bộ nào trong việc giành lại Tây Ban Nha từ những
kẻ chinh phạt Morroco. Sau cái chết của Charlemagne, người kế nhiệm ông
tìm cách củng cố địa vị theo kiểu truyền thống bằng cách đặt tên toàn bộ
thuộc địa của mình là Đế quốc La Mã Thần thánh
. Nhưng chưa tới một
thế kỷ sau khi thành lập, đế chế của Charlemagne bị suy tàn bởi nội chiến
với tư cách một thực thể chính trị cố kết đã biến mất (dù tên của nó vẫn
được dùng trong suốt hàng loạt các lần chuyển giao vùng lãnh thổ cho đến
năm 1806).
Trung Quốc có Hoàng đế; Hồi giáo có Caliph
nhận trong các vùng đất của Hồi giáo; châu Âu có Hoàng đế La Mã Thần
thánh. Nhưng Hoàng đế La Mã Thần thánh cai quản một nền tảng yếu hơn
nhiều so với các đồng nhiệm của ông ở những nền văn minh khác. Ông
không có bộ máy hoàng gia để tùy nghi sử dụng trong việc cai trị. Quyền
lực của ông phụ thuộc vào sức mạnh của ông tại những vùng ông cai quản
trong khả năng vương triều của mình, về cơ bản là thuộc dòng họ của ông.
Địa vị của ông không được chính thức cha truyền con nối, mà do bảy và
sau này là chín vị hoàng thân bầu lên; những cuộc bầu cử này nói chung
thường ngã ngũ sau hàng loạt những thủ đoạn chính trị, những đánh giá về
lòng mộ đạo và nhiều khoản đút lót kếch xù. Về lý thuyết, Hoàng đế có
thẩm quyền khi được Giáo hoàng phong chức, nhưng những cân nhắc chính
trị và tổ chức thường loại bỏ yếu tố này, để ông trị vì trong nhiều năm như
một “Hoàng đế được bầu mà chưa được tấn phong.” Tôn giáo và chính trị
chưa bao giờ hợp thành một cấu trúc duy nhất, khiến Voltaire
phải chế
giễu không ngoa rằng Đế quốc La Mã Thần thánh “không phải Thần thánh,
chẳng phải La Mã và cũng chẳng là một đế quốc.” Khái niệm trật tự quốc tế
của châu Âu thời Trung cổ phản ánh một quá trình điều chỉnh từng trường
hợp cụ thể giữa Giáo hoàng và Hoàng đế và một loạt những kẻ trị vì phong
kiến khác. Một trật tự phổ quát dựa trên triển vọng về một triều đại duy
nhất và một bộ nguyên tắc duy nhất được hợp pháp hóa ngày càng trở nên
thiếu thực tế.