cuộc sống kính sợ Thiên Chúa và cùng với đó là sự cứu rỗi con người. Năm
494, Giáo hoàng Gelasius I viết thư cho Hoàng đế Anastasius của Đế quốc
Đông La Mã
: “Thế giới này được cai trị bởi hai hệ thống, quyền lực thần
thánh của các linh mục và quyền lực hoàng gia. Trong hai hệ thống này, sức
nặng lớn hơn nằm trên vai các linh mục vì họ sẽ phải trả lời trước Chúa,
thậm chí về cả các vị vua, trong Ngày Phán xét Cuối cùng.” Theo nghĩa đó,
trật tự thế giới thực sự không phải là ở thế giới này.
Khái niệm bao quát trên về trật tự thế giới đã vấp phải sự bất thường
ngay từ đầu: ở châu Âu thời kỳ hậu La Mã, hàng chục nhà cai trị thế tục
thực thi quyền độc lập tối cao mà không có tôn ti cấp bậc rõ ràng giữa họ;
tất cả đều viện dẫn sự trung thành với Chúa Ki-tô, nhưng liên kết giữa họ
với Giáo hội và thẩm quyền của Giáo hội là mơ hồ, không rõ ràng. Những
cuộc tranh luận gay gắt tập trung vào việc phân định thẩm quyền của Giáo
hội, trong khi các vương quốc với quân đội riêng và chính sách độc lập
điều khiển quan đội để giành lợi thế của mình mà không quan tâm tới
Thành phố Thần thánh của Augustine.
Nguyện vọng thống nhất trở thành hiện thực trong khoảng thời gian
ngắn vào Ngày Giáng sinh năm 800, khi Giáo hoàng Leo III
quang cho Charlemagne
– vị vua của tộc người Frank
và là người
chinh phục phần lớn lãnh thổ mà ngày nay là Pháp và Đức, Imperator
Romanorum (Hoàng đế La Mã) – và ban cho ông tước vị danh nghĩa đối
với nửa phía đông của Đế quốc La Mã trước đây, vào thời điểm đó là vùng
đất Byzantium
. Hoàng đế cam kết với Đức Giáo hoàng “về mọi mặt sẽ
bảo vệ nhà thờ thánh của Chúa Ki-tô khỏi sự xâm nhập ngoại giáo và sự tàn
phá của những kẻ không theo đạo ở nước ngoài, cũng như ở trong nước để
tăng thêm sức mạnh cho đức tin bằng cách thừa nhận nó.”
Nhưng đế chế của Hoàng đế Charlemagne đã không hoàn thành được
những ước nguyện đó: trên thực tế nó đã bắt đầu sụp đổ gần như ngay khi
vừa được khởi đầu. Charlemagne, bộn bề với những công việc xung quanh
nước mình, chưa bao giờ cố gắng trị vì vùng đất Đế quốc Đông La Mã mà
trước kia Giáo hoàng Leo III đã phân phó cho ông. Ở phía Tây, ông hầu