bản về nó, đặc biệt nhấn mạnh vào tính trung tâm của từng cá nhân. Việc
người ta ngày càng sử dụng lý luận như một nguồn lực khách quan để soi
sáng và lý giải đã bắt đầu làm rung chuyển những thể chế hiện hành, bao
gồm cả Giáo hội Thiên Chúa giáo mà cho đến bấy giờ là không thể bị công
kích.
Sự kiện có tính cách mạng thứ ba là cuộc Cải cách Tin Lành
, được
khởi xướng vào năm 1517 khi Martin Luther – giáo sư thần học, nhà cải
cách tôn giáo người Đức – niêm yết 95 luận đề nơi cửa Nhà thờ Lâu đài
Wittenberg, nhấn mạnh vào mối quan hệ trực tiếp của từng cá nhân với
Thiên Chúa và do đó lương tâm của từng cá nhân – chứ không phải tính
chính thống vốn đã được củng cố chắc chắn – được đưa ra như là chìa khóa
của sự cứu rỗi. Một số nhà cai trị phong kiến chớp lấy cơ hội này để củng
cố quyền cai trị của họ bằng cách tiếp nhận Tin Lành, áp đặt nó lên người
dân và tịch thu đất đai của Giáo hội để gia tăng của cải cho bản thân. Mỗi
bên coi bên kia như dị giáo, và những bất đồng biến thành những cuộc
chiến đấu sống còn khi tranh chấp chính trị xen lẫn với tranh chấp giáo
phái. Rào cản ngăn cách tranh chấp trong nước và nước ngoài không còn
khi các quốc vương hậu thuẫn những phe phái đối địch trong các cuộc
chiến tôn giáo nội bộ thường là đẫm máu ở các nước láng giềng của họ. Cải
cách Tin Lành phá bỏ khái niệm về một trật tự thế giới được duy trì bởi
“hai thanh kiếm” là Giáo hoàng và đế chế. Ki-tô giáo bị chia rẽ và thù địch
với chính nó.