TRẬT TỰ THẾ GIỚI - Trang 30

CHIẾN TRANH BA MƯƠI NĂM: TÍNH CHÍNH DANH LÀ

GÌ?

M

ột thế kỷ những cuộc chiến tranh liên miên chứng kiến sự nổi lên và

truyền bá sự phê phán của người theo Tin Lành đối với uy quyền của Giáo
hội: cả Đế quốc Habsburg và Giáo hoàng đều tìm cách dập tắt sự thách
thức này đối với quyền lực của mình, khiến những người theo đạo Tin Lành
phản kháng nhằm bảo vệ đức tin mới của họ.

Sự hỗn loạn này lên tới đỉnh điểm trong giai đoạn mà sau này được

gọi là cuộc Chiến tranh Ba mươi năm (1618-1648). Khi Ferdinand – vị vua
Thiên Chúa giáo thuộc triều đại Habsburg của Bohemia – nổi lên như ứng
viên sáng giá nhất trong cuộc truyền ngôi sắp tới, giới quý tộc theo đạo Tin
Lành ở Bohemia đã gắng thử hành động “thay đổi chế độ,” trao vương
miện và quyền bỏ phiếu quyết định của họ cho một hoàng tử Đức theo đạo
Tin Lành, một kết quả làm cho Đế quốc La Mã Thần thánh sẽ không còn là
một tổ chức Thiên Chúa giáo. Các thế lực hoàng gia đã hành động để đè
bẹp cuộc nổi loạn ở Bohemia và sau đó tranh thủ lợi thế này để trấn áp đạo
Tin Lành nói chung, châm ngòi cho một cuộc chiến tranh tàn phá cả Trung
Âu. (Các hoàng tử theo đạo Tin Lành thường ở phía bắc nước Đức, thời đó
bao gồm nước Phổ tương đối nhỏ bé; khu trung tâm Thiên Chúa giáo là
phía nam của Đức và Áo.)

Về lý thuyết, các hoàng thân Thiên Chúa giáo của Hoàng đế có nghĩa

vụ phải đoàn kết để chống lại những dị giáo mới này. Tuy nhiên, khi phải
đối mặt với lựa chọn giữa tinh thần hợp nhất và lợi thế chiến lược, không ít
người đã lựa chọn vế thứ hai. Đứng đầu trong số họ là Pháp.

Thông thường trong giai đoạn biến động, một lãnh địa vẫn duy trì

quyền cai trị sẽ ở vào vị thế lợi dụng tình trạng hỗn loạn tại các quốc gia

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.