TRẬT TỰ THẾ GIỚI - Trang 31

lân cận cho những mục tiêu quốc tế lớn hơn. Một nhóm nhỏ những giáo sĩ
Pháp thức thời và nhẫn tâm đã nhận thấy cơ hội của mình và quyết định
hành động dứt khoát. Vương quốc Pháp tạo cho riêng mình một mô hình
cai trị mới để bắt đầu quá trình hành động này. Trong những chế độ phong
kiến, quyền cai trị là cá nhân; sự cai trị phản ánh ý chí của người cai trị
nhưng cũng bị giới hạn bởi truyền thống, hạn chế các nguồn lực sẵn có cho
những hành động quốc gia hoặc quốc tế của một đất nước. Tể tướng Pháp
trong giai đoạn 1624-1642, Armand-Jean du Plessis – Hồng y Richelieu

[32]

– là chính khách đầu tiên khắc phục được những hạn chế này.

Là người trong giới tăng lữ chìm đắm trong những mưu đồ triều chính,

Richelieu đã thích nghi hoàn toàn với giai đoạn biến động tôn giáo và
những thể chế được thiết lập từ lâu đang dần sụp đổ. Là con út trong ba
người con trai của một gia đình quý tộc nhỏ, ban đầu ông theo đuổi binh
nghiệp, nhưng sau khi anh trai ông bất ngờ từ chức giám mục Luçon

[33]

vốn được coi là quyền lợi căn bản của gia đình, ông chuyển sang thần học.
Tương truyền rằng Richelieu hoàn thành nghiên cứu tôn giáo của mình sớm
tới mức ông ít tuổi hơn độ tuổi tối thiểu thông thường để được bổ nhiệm
linh mục; và ông đã vượt qua rào cản này bằng cách đến La Mã và tự mình
nói dối Đức Giáo hoàng về độ tuổi của mình. Khi đã có được ủy nhiệm thư,
ông lao vào chính trị phe phái trong triều đình hoàng gia Pháp, ban đầu trở
thành phụ tá thân cận cho Thái hậu Marie de Medici, và sau đó là cố vấn
đáng tin cậy cho đối thủ chính trị chính, và cũng là con trai còn nhỏ của bà
là Vua Louis XIII. Cả hai tỏ ra rất không tin tưởng vào Richelieu, nhưng do
bị điêu đứng bởi những cuộc xung đột nội bộ với các tín đồ Tin Lành
Huguenot

[34]

của Pháp, họ không thể chối bỏ tài năng thiên bẩm về chính

trị và nghệ thuật cai trị của ông ta. Mưu đồ của giáo sĩ trẻ này giữa vị ấu
vương và thái hậu đã mang lại cho ông sự tiến cử với La Mã để được trao
chiếc mũ hồng y; và khi được ban chức ấy, ông trở thành thành viên cao
cấp nhất trong Hội đồng Cơ mật của Nhà vua. Nắm vị trí này trong gần hai
thập niên, “Đức Hồng y” (được gọi như vậy vì chiếc áo choàng màu đỏ dài
lướt thướt của ông) đã trở thành tể tướng của Pháp – quyền lực chỉ sau ngai

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.