nheo còn sót lại. Hình như ông Đỗ đã nhận ra chỗ sai sót của lão Đổng, bèn
nói:
- Đồng chí Đổng, ông phải khâu vết thương lại chứ?
- Nếu các ông cần khâu, tôi sẽ làm một loáng là xong - Lão Đổng nói -
Nhưng theo kinh nghiệm nhiều năm của tôi, khâu lại không bằng cứ để
nguyên như thế.
- Ông Đỗ! Ông nói nhăng nói cuội gì thế? Đồng chí Đổng của chúng ta
đã tốt nghiệp đại học thú y, cả đời chỉ nghiên cứu mỗi công việc thiến trâu.
Câu này nói ra có vẻ khó nghe nhưng cũng phải nói là, số dái trâu mà đồng
chí Đổng đã lấy được còn nhiều hơn cả số trứng gà mà ông đã ăn bao nhiêu
năm nay rồi đó!
- Lão Quản, ông thích nói phóng đại quá rồi đấy. Có lẽ ông cũng chẳng
khác nào Lý Bạch khi nói rằng “Hoa tuyết Yên Sơn to như tấm chiếu” rồi!
Vừa nói lão vừa dùng ngón tay đẩy gọng kính lên cao rồi cẩn thận nhặt
hòn dái nằm dưới đất lên, đặt xuống bên gốc cây liễu, nói:
- Ông Đỗ, tiếp tục dắt con khác lại đây!
Ông Đỗ đưa dây thừng buộc con Lỗ Tây nhỏ cho người đứng bên cạnh
rồi quay sang cầm lấy sợi dây buộc con Lỗ Tây lớn kéo đi. Đôi mắt ông Đỗ
chăm chăm nhìn vào mắt lão Đổng, còn lão thì hất hàm ra hiệu cho ông Đỗ
cứ dắt trâu đi về phía trước. Giống như con Lỗ Tây nhỏ, con Lỗ Tây lớn này
không hề tự nguyện khi bị dắt đi, tôi cảm thấy lo lắng thay cho nó. Lỗ Tây
lớn, tại sao mày không chạy biến đi? Lẽ nào mày không trông thấy tình cảnh
của em mày hay sao? Lão Đổng chẳng nói chẳng rằng khom người cúi
xuống, chú Mặt Rỗ cũng chẳng nhìn đồng hồ nữa mà đôi mắt dán vào đôi
bàn tay lão Đổng. Đôi chân của tất cả mọi người đều bước theo một cách vô
thức. Chỉ chớp mắt, một hòn dái màu trắng đục rơi xuống đất, tiếp theo là