- Người ta đã ngủ thì chúng ta phải làm sao?
- Bệnh của Song Tích có thể xem là loại bệnh cần cấp cứu, chúng ta gọi
cổng thôi!
- Lỡ chọc giận người ta thì làm thế nào?
- Nghĩ ngợi nhiều làm gì cho mệt xác, vả lại đồng chí Đổng cũng đã ăn
dái của Song Tích nên xét về lý là phải tiêm thuốc cho nó.
Chúng tôi gõ vào cánh cổng sắt. Ban đầu chúng tôi không dám gõ mạnh
nhưng quả thực, tuy tiếng gõ chúng tôi rất nhẹ nhưng âm thanh phát ra lại lớn
vô cùng chẳng khác nào những phát súng nổ trong đêm yên tĩnh. Sau mấy
tiếng gõ cổng, con chó đã xông ra đến nơi, đứng bên trong cánh cổng sắt và
chồm lên, hai chân chụp vào cánh cổng, vừa chụp vừa sủa oang oang. Tiếng
cánh cổng, tiếng chó sủa ầm ầm nhưng trong nhà hầu như vẫn không có động
tĩnh gì. Tiếng chó đã kích thích lá gan của chúng tôi cho nên tiếng gõ cổng
của chúng tôi cũng đã mạnh hơn, tiếng kêu cũng to hơn, nhưng vẫn không
thấy có ai trả lời. Ông Đỗ nói:
- Thôi đi cho rồi, nếu trong nhà mà có một người điếc cũng phải tỉnh
ngủ thôi!
- Như vậy là lão Đổng không ngủ ở đây. - Tôi nhận định.
- Những người ăn gạo nhà nước như họ khác với nông dân chúng ta.
Mỗi ngày họ làm việc chỉ có tám tiếng, tan việc rồi là thời gian của riêng họ.
- Ông Đỗ ra vẻ hiểu biết.
- Chuyện này quá sức không công bằng. Chúng ta khổ cực gieo trồng
lương thực, nuôi lợn nuôi dê để có cái đút vào trong miệng họ, tại sao họ lại
đối đãi với nông dân chúng ta thế này? Thế không phải khẩu hiệu của họ đã
từng nêu ra là “Vì nhân dân phục vụ” hay sao?
- Mày mà là nhân dân à, tao mà là nhân dân là? Chúng ta chỉ là loại dân
cỏ rác. Mà dân cỏ rác thì… chưa được xem là người. Chưa được xem là