chúng ta gặp phải. Khi bộ não quá tải, chúng ta sẽ thấy “sự sao nhãng càng
gây nên sao nhãng nhiều hơn”.
[231]
(Một vài nghiên cứu liên hệ chứng rối
loạn thiếu tập trung, hay ADD, với sự quá tải của trí nhớ hiệu dụng.) Các
thí nghiệm chỉ ra rằng khi trí nhớ hiệu dụng đạt tới giới hạn, chúng ta càng
khó phân biệt giữa thông tin có liên quan và thông tin không liên quan, giữa
tín hiệu và tiếng ồn. Chúng ta trở thành người tiêu thụ thông tin không suy
nghĩ.
Khó khăn trong việc phát triển kiến thức về một ngành hoặc một khái niệm
dường như “phụ thuộc chủ yếu vào tải trọng của trí nhớ hiệu dụng”, Sweller
viết, và chúng ta càng cố học những vấn đề càng phức tạp thì trí óc bị quá
tải sẽ càng gây ra ảnh hưởng nặng nề.
[232]
tới quá tải nhận thức, nhưng theo Sweller, hai trong số những nguyên nhân
quan trọng nhất là “giải quyết vấn đề không liên quan” và “phân chia sự
chú ý”. Đây cũng là hai trong những đặc điểm chủ yếu của Internet trong
vai trò là phương tiện thông tin.Gary Small cho rằng tác động của Internet
tới bộ não giống với tác động của bài tập giải ô chữ.Tuy nhiên dạng bài tập
như thế ở cường độ cao khi trở thành cách tư duy chủ yếu sẽ có thể gây cản
trở khả năng học hỏi và tư duy sâu sắc.Cố đọc sách khi đang giải ô chữ, đó
chính là môi trường trí tuệ của Internet.
QUAY TRỞ LẠI THẬP NIÊN 1980 khi trường học bắt đầu đầu tư nhiều
vào máy tính, người ta rất nhiệt tình với những ưu điểm hiển nhiên của văn
bản số so với văn bản in. Rất nhiều nhà giáo dục tin rằng kết hợp siêu liên
kết vào các văn bản trên máy tính sẽ có lợi cho học hành.Họ lập luận rằng
siêu văn bản cải thiện tư duy phản biện của học sinh bởi học sinh có thể dễ
dàng chuyển giữa nhiều quan điểm khác nhau. Thoát khỏi kiểu đọc theo
bước người đi trước của sách in, độc giả có thể tạo ra nhiều kiểu kết nối trí
tuệ mới giữa các văn bản khác nhau. Lòng nhiệt tình của giới học thuật
dành cho siêu văn bản tiếp tục được nhen nhóm bởi lòng tin cùng các lý
thuyết hậu hiện đại nổi tiếng thời đó rằng siêu văn bản sẽ lật đổ quyền lực