kiểm soát của con người, chính là yếu tố cơ bản tác động lên tiến trình lịch
sử của loài người. Karl Marx chia sẻ quan điểm này khi viết: “Cối xay gió
cho bạn xã hội với địa chủ phong kiến; máy hơi nước cho bạn xã hội với
nhà tư bản công nghiệp”.
[71]
Ralph Waldo Emerson nhận định quả quyết
hơn: “Đồ vật đang nắm quyền/Con người bị sai khiến”.
[72]
đạt thái quá từ quan điểm của thuyết định đoạt, loài người chỉ hơn “cơ quan
sinh sản của thế giới máy móc” một chút, trích lời McLuhan trong chương
“Gadget Lover” của cuốn Understanding Media.
[73]
Vai trò thiết yếu của
chúng ta là sản sinh ra nhiều công cụ phức tạp hơn nữa - để “thụ thai” cho
máy móc như ong thụ phấn cho cây hoa - cho tới khi công nghệ đạt tới khả
năng tự tái sản xuất được. Tới lúc đó, sự tồn tại của chúng ta sẽ trở thành
không cần thiết.
Ở đầu kia quan điểm là những người theo thuyết công cụ, ví dụ như David
Sarnoff. Họ hạ bớt tầm quan trọng của công nghệ, tin rằng công cụ là những
vật vô tri, hoàn toàn tuân theo mong muốn có ý thức của người sử dụng nó.
Công cụ là phương tiện chúng ta dùng để đạt được mục đích; bản thân
chúng không có mục đích. Chủ nghĩa công cụ được chấp nhận rộng rãi
trong công nghệ, ít nhất bởi đó là quan điểm chúng ta mong là đúng. Ý
tưởng chúng ta bằng cách nào đó bị các công cụ điều khiển là điều đáng
nguyền rủa với hầu hết mọi người. Nhà phê bình về phương tiện truyền
thông James Carey tuyên bố: “Công nghệ là công nghệ, nó chỉ là phương
tiện liên lạc và truyền tải qua không gian, chứ không là gì khác nữa”.
[74]
Cuộc tranh luận giữa chủ nghĩa định đoạt và chủ nghĩa công cụ có nhiều
điểm sáng. Cả hai phía đều có những luận điểm mạnh mẽ. Nếu bạn nhìn
vào một công nghệ nào đó ở một thời điểm cụ thể, chắc hẳn bạn sẽ thấy
công cụ của chúng ta nằm chắc chắn trong tầm kiểm soát của chúng ta,
đúng như lời những người theo chủ nghĩa công cụ. Mỗi ngày, mỗi chúng ta
tự quyết định một cách có ý thức việc chúng ta sử dụng những công cụ gì