và sử dụng chúng như thế nào. Các xã hội cũng chủ động lựa chọn cách
khai thác các công nghệ khác nhau.
Người Nhật với mong muốn gìn giữ văn hóa samurai truyền thống đã ra
lệnh cấm sử dụng súng trong hai thế kỷ. Một số cộng đồng tôn giáo khác
như cộng động người Amish ở Bắc Mỹ tránh xa xe hơi và các công nghệ
hiện đại khác. Tất cả các quốc gia đều có luật định hoặc giới hạn cụ thể với
việc sử dụng một số công cụ.
Nhưng nếu bạn có góc nhìn lịch sử hoặc xã hội rộng hơn, lập luận của chủ
nghĩa định đoạt lại trở nên đáng tin cậy. Dù các cá nhân và cộng đồng có
những quyết định rất khác biệt về việc sử dụng công cụ nào, điều đó không
có nghĩa là loài người chúng ta nắm quyền kiểm soát hướng phát triển hay
tốc độ phát triển của công nghệ. Sẽ thật khiên cưỡng khi nói rằng chúng ta
“quyết định” dùng bản đồ và đồng hồ (như thể chúng ta được lựa chọn
không dùng vậy). Còn khó chấp nhận hơn khi nói chúng ta “quyết định
chọn” vô số tác dụng phụ của các công nghệ này, rất nhiều trong số đó đã
không được lường trước khi các công nghệ được đưa vào sử dụng. “Nếu
việc trải nghiệm xã hội hiện đại chỉ ra điều gì”, nhà khoa học chính trị
Langdon Winner nhận định, “thì đó là công nghệ không chỉ bổ trợ cho hoạt
động của con người, nó còn là thế lực mạnh mẽ điều chỉnh hoạt động đó và
ý nghĩa của nó”.
[75]
Dù chúng ta ít khi ý thức được thực tế đó, nhiều hoạt
động trong cuộc sống của chúng ta đi theo những lối mòn được đặt ra bởi
các công nghệ đã có từ lâu trước khi chúng ta ra đòi. Sẽ quá lời khi nói rằng
công nghệ phát triển một cách độc lập - việc chúng ta lựa chọn công cụ nào
bị ảnh hưởng lớn bởi vấn đề kinh tế, chính trị và dân số - nhưng sẽ không
quá lời khi nói sự tiến bộ công nghệ có logic riêng của nó, và logic này
không hoàn toàn đồng nhất với mục đích hay mong muốn của người phát
minh và người sử dụng công cụ. Đôi khi, công cụ làm cái chúng ta yêu cầu.
Đôi khi, chúng ta phải tự thích nghi với yêu cầu của công cụ.
Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa định đoạt và chủ nghĩa công cụ sẽ không bao giờ