BẢN ĐỒ và đồng hồ đã làm thay đối ngôn ngữ một cách gián tiếp, bằng
cách đưa ra những kiểu ẩn dụ mới để mô tả các hiện tượng tự nhiên. Các
công nghệ tri thức khác làm thay đổi ngôn ngữ trực tiếp hơn và sâu sắc hơn
bằng cách thực sự biến đổi cách chúng ta nghe và nói, đọc và viết. Chúng
có thể mở rộng hay thu hẹp vốn từ của chúng ta, thay đổi quy tắc phát âm
hay thứ tự từ, hoặc khuyến khích cú pháp đơn giản hay phức tạp hơn. Bởi
với loài người, ngôn ngữ là mạch nguồn của ý nghĩ, đặc biệt là các hình
thức cao hơn của ý nghĩ, những công nghệ biến đổi cấu trúc ngôn ngữ có xu
hướng tác động mạnh nhất lên đời sống tri thức của chúng ta. Như học giả
cổ điển Walter J. Ong đã viết, “Công nghệ không chỉ là vật bổ trợ bên
ngoài, mà còn là sự biến đổi nhận thức bên trong, và không gì hơn vậy khi
chúng ảnh hưởng tới ngôn từ”.
[80]
Lịch sử ngôn ngữ cũng là lịch sử của tư
duy.
Bản thân ngôn ngữ không phải là một công nghệ. Ngôn ngữ mang tính tự
nhiên đối với loài người. Não và cơ thể chúng ta tiến hóa để có thể nói và
nghe thấy ngôn từ. Đứa trẻ có thể học nói mà không cần hướng dẫn, cũng
như con chim non học bay. Vĩ đọc và viết đã trở thành trọng tâm trong đặc
tính và văn hóa của chúng ta, chúng dễ được coi là khả năng bẩm sinh.
Nhưng không phải vậy. Đọc và viết là hoạt động phi tự nhiên, có được nhờ
sự phát triển có chủ đích của bảng chữ cái và nhiều công nghệ khác. Trí óc
của chúng ta được dạy cách dịch các ký tự tượng trưng trong ngôn ngữ mà
chúng ta biết. Đọc và viết đòi hỏi quá trình học tập và rèn luyện, tức là việc
định hình não có chủ đích.
Có thể thấy bằng chứng về quá trình định hình này trong nhiều nghiên cứu
thần kinh học. Các thí nghiệm chỉ ra rằng não người biết chữ khác so với
não người không biết chữ ở nhiều phương diện - không chỉ ở cách họ hiểu
ngôn ngữ, mà còn ở cách họ xử lý tín hiệu thị giác, cách họ lý luận, và cách
họ hình thành ký ức. Nhà tâm lý học người Mexico Feggy Ostrosky-Solís