TRÍ TUỆ GIẢ TẠO - INTERNET ĐÃ LÀM GÌ CHÚNG TA- - Trang 63

những kẻ sử dụng nó. Với sự quan tâm cẩn trọng tới con cháu ngài, ngài
hãy nói lên mặt trái của vấn đề”. Thamus tiếp tục nhận định rằng nếu người
dân Ai Cập học viết, “nó sẽ tiêm nhiễm tính hay quên vào linh hồn họ: Họ
sẽ ngừng rèn luyện trí nhớ bởi họ lệ thuộc vào những thứ được viết ra, việc
nhớ lại không còn chỉ trong bản thân họ nữa, mà từ những ký hiệu bên
ngoài”. Chữ viết “không phải là phương thuốc cho trí nhớ mà là công thức
cho lời nhắc nhở. Ngài không đem lại kiến thức đích thực cho các môn đồ,
mà chỉ là vẻ bề ngoài thôi”. Những kẻ lệ thuộc vào việc đọc để có kiến thức
sẽ “có vẻ biết nhiều, trong khi chúng phần lớn không biết gì cả”. Chúng sẽ
“chứa đầy, không phải kiến thức, mà là sự tự phụ về kiến thức”.

Rõ ràng Socrates đồng tình với quan điểm của vị vua Thamus. Socrates nói
với Phaedrus rằng chỉ có “một người đơn giản” mới nghĩ một bài viết “tốt
hơn kiến thức và ký ức về cùng một vấn đề”. “Lời tri thức tạc vào linh hồn
người học” qua sự truyền miệng tốt hơn nhiều những từ được viết ra bằng
thứ “nước” gọi là mực. Socrates công nhận rằng có những lợi ích thực tế
trong việc lưu lại ý nghĩ bằng chữ viết - đó là “thứ ký ức chống lại sự đãng
trí của tuổi già” - tuy nhiên ông lập luận rằng sự phụ thuộc vào bảng chữ cái
sẽ biến đổi trí óc con người, nhưng không phải theo chiều hướng tốt hơn.
Theo ông, bằng cách dùng ký hiệu bên ngoài thay thế cho ký ức bên trong,
chữ viết có nguy cơ làm chúng ta suy nghĩ nông cạn hơn, ngăn cản chúng ta
đạt được tầng sâu tri thức dẫn tới sự khôn ngoan và hạnh phúc đích thực.

Không giống nhà hùng biện Socrates , Plato là một người viết sách; mặc dù
chúng ta có thể ngầm hiểu Plato có cùng lo lắng như Socrates rằng việc đọc
có thể thay thế việc ghi nhớ, từ đó dẫn tới mất mát chiều sâu ý nghĩ, rõ ràng
ông đã nhận ra lợi ích của chữ viết so với lời nói. Trong một đoạn văn nổi
tiếng và ý nghĩa ở cuối tác phẩm The Republic(Nền cộng hòa), một đoạn
hội thoại được cho là xuất hiện cùng thời gian với Phaedrus, Plato để
Socrates đổi hướng sang đả kích “thơ”, tuyên bố rằng ông sẽ trục xuất các
nhà thơ ra khỏi đất nước. Ngày nay, chúng ta nghĩ thơ là một bộ phận của
văn học, là một thể loại viết lách, nhưng thời Plato thì không phải vậy. Thơ
vốn được ngâm hơn là viết, được nghe hơn là đọc, đại diện cho tập tục

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.