TRÍ TUỆ TÀI CHÍNH - Trang 155

quá trình này là chi phí cơ hội (opportunity cost). Doanh nghiệp chỉ có từng đó tiền
mặt, và doanh nghiệp phải phán đoán nên sử dụng ngân sách đó theo cách nào để
đạt được hiệu quả cao nhất. Con số tỷ suất sinh lợi 2% kém hấp dẫn bởi chỉ cần
mua trái phiếu chính phủ, doanh nghiệp cũng có thể thu về nhiều hơn thế (4-5%),
mà gần như không gặp bất kỳ rủi ro nào. Con số tỷ suất sinh lợi 20% trông hấp dẫn
hơn hẳn - thực tế là rất khó thu được tỷ suất sinh lợi 20% từ các khoản đầu tư, ta có
thể thấy rõ tỷ lệ này phụ thuộc vào mức độ rủi ro của hoạt động kinh doanh. Yếu tố
thứ hai có liên quan là chi phí sử dụng vốn (cost of capital) của chính doanh
nghiệp. Nếu vay nợ, doanh nghiệp sẽ phải trả lãi. Nếu doanh nghiệp sử dụng nguồn
vốn từ cổ đông, các cổ đông muốn sẽ thu được lợi tức. Vụ đầu tư đề xuất phải
mang về cho cho doanh nghiệp đủ giá trị để thanh toán cho chủ nợ và làm vui lòng
các cổ đông. Một vụ đầu tư có tỷ suất sinh lợi thấp hơn chi phí sử dụng vốn sẽ
không đáp ứng được cả hai mục tiêu này, vì vậy tỷ suất sinh lợi yêu cầu luôn phải
cao hơn chi phí sử dụng vốn.

Chi phí cơ hội

Trong ngôn ngữ thường ngày, cụm từ này chỉ những gì bạn phải từ bỏ khi theo

đuổi một hoạt động nhất định. Nếu bạn dành toàn bộ số tiền có được cho một kỳ
nghỉ xa hoa, chi phí cơ hội là bạn không thể mua xe. Trong kinh doanh, chi phí cơ
hội thường có nghĩa là những lợi ích tiềm năng bị mất đi khi doanh nghiệp không
theo đuổi một hành động tối ưu về tài chính.

Điều đó có nghĩa là, các quyết định về ngưỡng thu hồi vốn hiếm khi là vấn đề

thực hiện công thức. Giám đốc tài chính hay thủ quỹ của doanh nghiệp sẽ đánh giá
mức độ rủi ro của một vụ đầu tư, nguồn vốn có thể cấp cho nó, và tình hình tổng
thể của doanh nghiệp. Ông ta biết cổ đông kỳ vọng doanh nghiệp đầu tư cho tương
lai. Ông ta cũng biết cổ đông kỳ vọng vụ đầu tư sẽ mang về lợi nhuận ít nhất là
tương đương với những gì họ có thể thu về khi đầu tư vào một nơi khác với mức độ
rủi ro tương tự. Ông ta biết – hay ít nhất là bạn hi vọng ông ta sẽ biết – tình hình
tiền mặt của doanh nghiệp đang khan hiếm như thế nào, Tổng giám đốc và ban
giám đốc sẽ chấp nhận mức rủi ro là bao nhiêu, và chuyện gì sẽ xảy ra trên thị
trường, nơi doanh nghiệp đang hoạt động. Sau đó, ông ta phán đoán – hay giả định
– về ngưỡng thu hồi vốn hợp lý. Những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao
thường áp dụng ngưỡng thu hồi vốn cao, bởi họ phải đầu tư tiền vào nơi mà họ cho
là sẽ tạo ra cấp độ tăng trưởng mà mình cần. Những doanh nghiệp có mức tăng
trưởng thấp, ổn định thường áp dụng ngưỡng thu hồi vốn thấp hơn. Trong trường

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.