TRÍ TUỆ TÀI CHÍNH - Trang 158

được rất khả quan. Họ thậm chí còn thích thú với thách thức khi tính toán những
con số không biết, và định lượng chúng theo cách thức giúp doanh nghiệp trông
thành công hơn. Với chút ít trí tuệ tài chính, bạn có thể đóng góp kiến thức chuyên
biệt của mình vào quá trình này. Chúng tôi biết có một doanh nghiệp trong đó vị
CFO đã lôi kéo cả các kỹ sư và kỹ thuật viên tham gia tính ngân sách vốn, với lý do
chính xác là vì họ có thể biết rõ hơn ai hết khoản đầu tư cho một nhà máy sản xuất
thép sẽ thực sự tạo ra kết quả như thế nào. Vị CFO này hay nói ông ta muốn dạy
cho những người đó chút ít về tài chính, thay vì nói mình đang tự học hỏi đôi điều
về ngành luyện kim.

Vậy là chúng ta sẽ tiến hành theo các bước sau:

Bước 1 của quá trình phân tích chi phí đầu tư cơ bản là xác định ngân sách

tiền mặt ban đầu. Các ước tính và giả định đã tham gia ngay từ bước này: bạn phải
phán đoán về chi phí có thể của một chiếc máy hoặc một dự án trước khi nó bắt đầu
tạo ra doanh thu. Chi phí có thể bao gồm chi phí mua sắm thiết bị, chi phí lắp đặt
thiết bị, thời gian để mọi người học cách sử dụng, v.v… Thông thường doanh
nghiệp chỉ phải chịu hầu hết các chi phí trong năm đầu tiên, nhưng có thể có một số
khoản chi phí sẽ đổ sang năm thứ hai hoặc thậm chí năm thứ ba. Tất cả các tính
toán này cần được thực hiện dưới dạng dòng tiền ra khỏi cửa, chứ không phải khấu
trừ lợi nhuận.

Bước 2 là dự kiến dòng tiền mặt tương lai mà khoản đầu tư mang lại. (Một lần

nữa, bạn muốn biết dòng tiền đi vào, chứ không phải lợi nhuận). Đây là một bước
đòi hỏi sự khéo léo – và hiển nhiên là một ví dụ về nghệ thuật tài chính – bởi hai lý
do: một là rất khó dự đoán tương lai, hai là có nhiều yếu tố cần phải tính đến. (Xem
hộp công cụ ở cuối phần này). Các nhà quản lý cần dè dặt, thậm chí thận trọng, khi
ước tính dòng tiền tương lai mà một khoản đầu tư mang lại. Nếu lợi nhuận mà
khoản đầu tư hoàn lại cao hơn dự kiến, ai ai cũng sẽ vui vẻ. Nếu lợi nhuận mà
khoản đầu tư hoàn lại thấp hơn đáng kể, chẳng ai vui mừng, và doanh nghiệp có thể
đang lãng phí tiền.

Cuối cùng, bước 3 là đánh giá dòng tiền tương lai – để tính toán tỷ lệ hoàn vốn

đầu tư. Dòng tiền đó có lớn đủ để vụ đầu tư trở nên xứng đáng thực hiện không?
Chúng ta có thể xác quyết điều đó trên cơ sở nào? Các chuyên gia tài chính thường
sử dụng ba phương pháp khác nhau – đơn lẻ hoặc kết hợp – để quyết định liệu một
khoản mục chi tiêu nhất định có đáng thực hiện hay không: phương pháp thời gian
hoàn vốn (payback), phương pháp giá trị hiện tại thuần (net present value, hay

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.