TRÍ TUỆ TÀI CHÍNH - Trang 161

bảng tính hoặc bảng mẫu do phòng tài chính của công ty bạn xây dựng. Bạn cũng
có thể dùng một bộ tính tài chính chuyên dụng, các công cụ trên mạng, hay các
bảng biểu trong các cuốn giáo trình tài chính. Tuy nhiên, chúng tôi cũng sẽ chỉ giới
thiệu với bạn công thức thực sự – hay còn được gọi là phương trình khấu trừ nhờ
đó, bạn có thể nhìn sâu xuống dưới kết quả và thật sự biết kết quả có ý nghĩa gì.

Phương trình khấu trừ có dạng như sau:

PV

=

FV1

+

FV2

+ …

FVn

(1+i)

(1+i)2

(1+i)n

Trong đó:

PV = giá trị hiện tại

FV = dòng tiền dự kiến trong mỗi giai đoạn thời gian

i = mức khấu trừ hoặc ngưỡng hòa vốn

n = số giai đoạn đang xét đến

Giá trị hiện tại thuần đơn giản là bằng với giá trị hiện tại trừ đi ngân sách tiền

mặt ban đầu. Đối với ví dụ mà chúng ta đang xét đến, các phép tính sẽ có dạng như
sau:

PV

=

1.300

+

1.300

+

1.300

=

3.350

1.08

(1.08)2

(1.08)3

NPV = 3.350 – 3.000 = 350

Diễn giải bằng câu chữ thì tổng dòng tiền kỳ vọng 3.900 đô-la trong tương lai

sẽ chỉ có giá trị bằng 3.350 đô-la của ngày hôm nay với tỷ lệ khấu trừ là 8%. Sau
khi trừ đi ngân sách tiền mặt ban đầu 3.000 đô-la, ta sẽ có giá trị hiện tại thuần là
350 đô-la. Ta nên hiểu điều này như thế nào? Nếu giá trị hiện tại thuần của một dự
án lớn hơn 0, dự án đó nên được thông qua, bởi thu nhập thu về đã lớn hơn ngưỡng
hòa vốn. Ở đây, con số lợi nhuận 350 đô-la cho thấy dự án có lợi tức cao hơn 8%.

Tính ROI

Một số doanh nghiệp có thể thực hiện phép tính NPV với nhiều tỷ lệ khấu trừ.

Nếu rơi vào trường hợp này, bạn sẽ thấy mối quan hệ sau:

Khi lãi suất tăng, NPV giảm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.