TRÍ TUỆ TÀI CHÍNH - Trang 174

Công ty của anh ta có tiếng là thanh toán đúng hạn
Anh ta có thể bảo dưỡng và hiểu sản phẩm được cung cấp (công ty này chế tạo
những sản phẩm phức tạp, chuyên sâu về công nghiệp)
Anh ta mong muốn xây dựng một mối quan hệ lâu dài

Nếu khách hàng mới nào đáp ứng được những tiêu chí này, khách hàng đó sẽ

nhận được tín dụng từ nhà sản xuất nhỏ này. Ngược lại thì không. Kết quả của
chính sách này là công ty luôn giữ được DSO ở mức thấp và phát triển mà không
cần phải kêu gọi thêm đầu tư từ vốn chủ sở hữu.

Tất cả các quyết định trên đều tác động đáng kể đến khoản phải thu, và do đó

đến vốn lưu động. Và thực tế là ảnh hưởng của chúng rất to lớn. Việc giảm DSO dù
chỉ một ngày cũng có thể tiết kiệm cho một doanh nghiệp lớn hàng triệu đô-la.
Chẳng hạn, hãy kiểm tra lại phép tính DSO trong chương 23, bạn sẽ thấy rằng một
ngày doanh thu trong công ty mẫu của chúng ta đã là hơn 24 triệu đô-la. Do đó,
việc giảm DSO từ 55 xuống 54 ngày sẽ mang lại cho công ty thêm 24 triệu đô-la
tiền mặt. Và đó là khoản tiền mặt mà công ty có thể sử dụng ngay cho những hoạt
động khác.

QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO

Nhiều nhà quản lý (và chuyên gia tư vấn!) hiện nay tập trung vào hàng tồn

kho. Họ cố gắng cắt giảm tồn kho ở bất kỳ đâu có thể. Họ sử dụng những từ rất kêu
như sản xuất tinh gọn, quản lý tồn kho đúng thời điểm, và tính số lượng đơn hàng
hợp lý (economic order quantity, hay EOQ). Lý do cho tất cả những chú ý này
chính là điều mà chúng ta đang nói với nhau ở đây. Quản lý tồn kho hiệu quả sẽ
giảm các yêu cầu về vốn lưu động bằng cách giải phóng một lượng lớn tiền mặt.

Hiển nhiên, thách thức đối với công tác quản lý tồn kho không phải là giảm

tồn kho về 0, điều này có thể khiến nhiều khách hàng không hài lòng. Thách thức ở
đây là giảm nó đến cấp độ tối thiểu, trong khi vẫn đảm bảo rằng mọi nguyên vật
liệu thô và chi tiết – linh kiện đều sẵn có khi cần, và mọi sản phẩm đều sẵn bán khi
khách hàng cần mua. Nhà sản xuất cần không ngừng đặt hàng nguyên vật liệu thô,
sản xuất – chế tạo và lưu kho chúng để chuyển giao cho khách hàng. Các nhà bán
buôn và các nhà bán lẻ cần bổ sung hàng hóa thường xuyên, và tránh tình trạng
“hết hàng” kinh hoàng – sản phẩm không sẵn có khi khách hàng muốn mua. Tuy
nhiên, mọi hàng hóa tồn kho có thể được coi là khoản tiền đông cứng, tức là khoản
tiền mà doanh nghiệp không thể sử dụng cho mục đích khác. Chính xác thì ta cần

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.