TRÍ TUỆ TÀI CHÍNH - Trang 61

Nhưng các doanh nghiệp mà về sau bị lộ tẩy là đã gian lận hóa ra đều dàn cảnh với
các số liệu khấu hao (hãy nhớ lại câu chuyện của WMI), bởi vậy các số liệu EBIT
của họ đều đáng ngờ. Chẳng bao lâu sau, Phố Wall bắt đầu tập trung vào một thông
số khác − EBITDA (đọc là i-bit-đa), hay thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao tài
sản hữu hình và tài sản vô hình (earnings before interest, taxes, depreciation, and
amortization). Một số ý kiến cho rằng EBITDA là thước đo tốt hơn để đánh giá
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, vì nó bỏ qua các khoản chi phí phi tiền mặt,
chẳng hạn như mọi khoản khấu hao.

LỢI NHUẬN THUẦN VÀ CÁCH ĐIỀU CHỈNH

Cuối cùng, chúng ta cũng tiến đến dòng dưới cùng. Lợi nhuận thuần. Khoản

mục này thường nằm ở dòng cuối cùng trên báo cáo kết quả kinh doanh. Lợi nhuận
thuần là những gì còn lại sau khi mọi thứ được trừ đi − COGS hoặc COS, chi phí
hoạt động, thuế, lãi vay, các khoản phí trả một lần và các chi phí phi tiền mặt như
khấu hao tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Khi có ai đó hỏi “Kết quả kinh doanh
thế nào?” thì đó hầu như luôn là câu hỏi về lợi nhuận thuần. Một vài số liệu được
dùng để đánh giá doanh nghiệp, chẳng hạn như thu nhập trên cổ phần và tỷ suất giá
cả/lợi nhuận, đều được tính dựa trên lợi nhuận thuần. Đúng là rất lạ khi người ta
không đơn giản gọi là thu nhập trên cổ phần và tỷ suất giá cả/lợi nhuận. Nhưng
người ta không gọi như thế.

Sẽ thế nào nếu lợi nhuận thuần của doanh nghiệp thấp hơn mức dự trù? Ngoài

cách chơi trò tiểu xảo với sổ sách, chỉ có ba cách khắc phục khả dĩ cho khả năng
sinh lời thấp. Một là, doanh nghiệp gia tăng những giao dịch bán hàng sinh lợi.
Phương án này gần như luôn đòi hỏi nhiều thời gian. Bạn phải tìm được thị trường
mới hoặc khách hàng tiềm năng mới, nỗ lực suốt các chu kỳ bán hàng, v.v… Hai là,
doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm và điều hành hiệu quả hơn − tức là, giảm
COGS. Cách này cũng tốn thời gian không kém: Bạn cần nghiên cứu quá trình sản
xuất, tìm ra những điểm kém hiệu quả, và tiến hành các thay đổi. Cách thứ ba là cắt
giảm chi phí hoạt động, gần như đồng nghĩa với việc cắt giảm số lượng nhân viên.
Thường thì đây là phương pháp tức thời duy nhất. Đó là lý do tại sao nhiều CEO
khi tiếp quản những công ty gặp khó khăn đều bắt đầu bằng việc cắt giảm biên chế
ở những bộ phận bị bội chi ngân sách. Việc đó nhanh chóng làm thu nhập trông ổn
hơn.

Tất nhiên, biện pháp cắt giảm nhân công có thể phản tác dụng. Tinh thần làm

việc sẽ sa sút. Những người giỏi mà CEO muốn giữ có thể bắt đầu muốn đi tìm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.