học, ví như một trong số những nền triết học mà chúng ta vừa bàn tới. Với
Descartes, lí trí con người là một khả năng được ban cho chúng ta và được
đảm bảo bởi Thượng Đế, thật đáng ngạc nhiên, và đó là lí do tại sao ông có
thể dựa vào nó để bảo cho chúng ta biết về tính chất chủ yếu của tâm trí và
vật chất, và ngoài ra về nhiều điều khác nữa. Nhưng nếu thay vì vậy ông
nghĩ về nó như một dụng cụ tự nhiên đã được triển khai vì, và tới mức độ
mà, nó ban cho những người sở hữu nó một lợi thế cạnh tranh so vói những
đối thủ không có được nó, thì sao? Liệu khi đó ông có giả định rằng điều nó
xem ra bảo cho chúng ta biết về những vấn đề như thế có thể hoàn toàn đáng
tin cậy để xem là chân lí? Nếu thế, bằng cách nào ông biện minh được?
Nghĩ rằng Thượng Đế không thể là kẻ lừa gạt là một chuyện, nhưng hoàn
toàn là một chuyện khác khi nói rằng vì khả năng của lí trí ban cho chúng ta
lợi thế như vậy trong những vấn đề thực tế nên nó không thể dẫn chúng ta đi
lạc đường một cách vô phương khi áp dụng vào vấn đề như liệu tâm trí có
phải là một thực thể độc lập. Liệu tôi có buộc phải tin rằng vì lí trí tài giỏi
trong việc giúp chúng ta sống còn nên nó cũng phải tài giỏi trong môn siêu
hình? Tại sao điều đó lại là đúng nhỉ? Nếu Descartes đã sống sau Darwin
(xin thứ lỗi cho giả định phi lí về lịch sử này), thì những nền tảng cho triết lí
của ông hẳn đã rất khác, và nếu chúng là rất khác, thì liệu cấu trúc thượng
tầng có thể vẫn như cũ không?
Nietzsche: The Genealogy of Morals (Phả hệ của Đạo đức)
‘Một triết gia là một chất nổ khủng khiếp mà từ đó chẳng có cái gì
được an toàn’ - đó là lời bình duy nhất chúng ta nghe được cho tới lúc này
(trang 4) từ triết gia Đức Friedrich Nietzsche (1844-1900). Ông không có ý
định cống hiến cho độc giả của ông một trải nghiệm thoải mái, và những
người cùng thời với ông tự bảo vệ chỉ đơn giản bằng cách không đọc ông.
Nhưng chẳng bao lâu sau khi ông mất, dư luận về ông bắt đầu đổi chiều, và
ông trở thành triết gia có ảnh hưởng lớn tới tư duy thế kỉ 20, đặc biệt là ở lục
địa châu Âu.
The Genealogy of Morals, được xuất bản lần đầu năm 1887, gồm một
bài tựa và ba tiểu luận, tất cả đều được chia thành những tiểu đoạn được