TRIẾT HỌC - Trang 110

Điều đó cũng khá là đáng tin cậy - bạn hoàn toàn có thể tưởng tượng là

họ suy nghĩ và nói năng theo cách đó (Bạn vẫn còn có thể nghe thấy những
điều đó tiếp diễn ở thời buổi này nếu bạn kết giao với những người tốt).
Nhưng theo Nietzsche, chính bước kế tiếp mới là bước quyết định cho hai
ngàn năm và nhiều hơn nữa của nền đức lí châu Âu: con giun xéo lắm cũng
quằn, đám đông nghèo hèn nổi loạn. Ông không nói về những cuộc cách
mạng bạo lực, những cuộc đấu tranh vũ trang mà vì những điều đó, giai cấp
bên dưới, nói chung, trở nên quá yếu kém về mặt vật chất lẫn tinh thần. Ông
nói về điều tinh tế và sâu sắc hơn nhiều. Họ giải tỏa nỗi thất vọng và niềm
oán hận của họ bằng một trong những cách th ế hiếm hoi mà họ có được đó
là triển khai hệ thống giá trị của chính họ trong đó mọi điều thuộc về đám
người áp bức họ đều là ‘xấu’, còn chính họ, mà cuộc sống tương phản về rất
nhiều mặt với cuộc sống của đám người áp bức, thì ‘tốt’.

Như vậy hệ thống giá trị này không phải là do Thượng đế ban cho và

không phải là kết quả của một nhận thức trực giác nào về chân lí của hệ
thống đó, hoặc về ‘tính đúng đắn’ nội tại của hệ thống. Đó là một phương kế
phục thù, trả đũa; được sinh ra từ niềm oán hận của kẻ yếu đối với kẻ mạnh.
Tất cả những gì là sự tự hiến dâng cho lòng từ thiện, lòng trắc ẩn, và tình
yêu thì thực sự là được kích động bởi lòng căm ghét. Kiểu tư duy này hoàn
toàn là điển hình của Nietzsche, người ưa thích lật ngược những quan niệm
của đám đông. Chính là khi bạn nghĩ rằng ngôi nhà của bạn là ngăn nắp, thì
‘vụ nổ’ của Nietzsche xảy tới và đột nhiên mái nhà và tầng hầm nhà bạn đổi
chỗ cho nhau. Đây là thứ triết lí thách thức hơn hết. Đúng là những người đã
phá những biểu tượng được tôn thờ thì ưa thích nổ, nhưng ai thì cũng có thể
thán phục cuộc đốt pháo hoa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.