‘hiện thể’, và ‘Nagasena’ chỉ là những từ theo quy ước? Nhưng chẳng phải
là mọi từ đều là quy ước - ‘con bò’ trong tiếng Anh là ‘cow’, tiếng Pháp là
‘vache’, tiếng Ba Lan là ‘krowa’, mỗi địa phương mỗi quy ước riêng? Ắt
hẳn là họ muốn nói với chúng ta không chỉ vậy mà còn nhiều điều khác nữa?
Quả thực là vậy. Câu chuyện trên không phải là nói về tính quy ước của
ngôn ngữ; mà về những tổng thể cùng những bộ phận của chúng, và điểm
quan trọng là theo một nghĩa nào đó thì những tổng thể có phần kém tính
thực, tính khách quan, và nhiều phần là vấn đề quy ước, so với những bộ
phận đã cấu thành những tổng thể đó. Trước hết, những bộ phận có tính độc
lập, điều mà tổng thể không có được: cái trục bánh xe có thể hiện hữu mà
không cần phải có chiếc xe ngựa, nhưng chiếc xe ngựa không thể hiện hữu
nếu không có cái trục bánh xe (Như triết gia Đức Gottfried Wilhelm Leibniz
(1646-1716) rất lâu sau đó đã phát biểu, các tổng thể chỉ có được một thực
tại ‘vay mượn’ - vay mượn từ thực tại của những bộ phận của chúng). Thêm
nữa, điều được kể là một tổng thể không do bản chất của nó, mà trong một
chừng mực nào đó, tùy thuộc chúng ta và những mục đích của chúng ta. Nếu
từ một chiếc xe ngựa, chúng ta tháo bổ cái trục xe và một trong những bánh
xe, thì tập hợp những bộ phận còn lại trong tự thân của nó là không hoàn
chỉnh, nhưng đó chỉ là do đối chiếu với điều mà chúng ta muốn một chiếc xe
ngựa phải là như thế nào.
Nhưng tại sao tất cả những điều trên là quan trọng? Tại sao trước hết
Nagasena đã khơi mào cuộc đối thoại đó? Không phải để tiêu khiển cho qua
ngày giờ, chúng ta có thể tin chắc vậy. Điều đó quan trọng với ông bởi lẽ
ông quan niệm rằng điều chúng ta tin tưởng sẽ tác động tới thái độ của
chúng ta, và qua chúng, tác động tới cách ứng xử của chúng ta. Chắc chắn là
điều này hoàn toàn hợp lí: ví dụ, những ai tin rằng từ ‘Thượng Đế’ chỉ thị
một điều có thực rất có thể sẽ cảm nhận và có lẽ cũng hành xử khác với
những ai nghĩ rằng từ đó chỉ là một cách phát biểu được cấu thành xét về
mặt xã hội. Nói theo thuật ngữ chuyên môn: nền siêu hình học của chúng ta
(điều chúng ta nghĩ rằng thực tại thì cơ bản là ra sao) có thể tác động vào
nền đức lí của chúng ta. Mục đích của triết lí theo quan điểm Phật giáo (thực