TRIẾT HỌC - Trang 53

xưng hoặc một giá trị này (nghĩa là làm những việc gây ra được loại hậu quả
đó) hoặc một giá trị nào khác, nhưng không thể cả hai. Vậy tôi sẽ chọn giá
trị nào? Nếu Socrates đã phải chọn giữa những rủi ro dành cho bạn hữu ông
với những hậu quả xấu về mặt giáo dục dành cho con cái ông, ông sẽ chọn
ra sao? Sẽ may mắn cho ông biết chừng nào nếu như ông không phải chọn
lựa! Thật tiện lợi nếu chúng ta có thể xác lập chỉ một giá trị cơ bản duy nhất;
và đo lường mọi thứ trên cơ sở là chúng có dẫn tới giá trị duy nhất đó hay
không.

Như thế, sẽ không có gì gây ngạc nhiên khi ta thấy có nhiều lí thuyết

đạo đức thuộc cùng một loại căn cứ vào hậu quả. Một lí thuyết xuất hiện khá
sớm sủa, và đáng để quan tâm, là lí thuyết của Epicurus (341-271 TCN). Đối
với ông và những môn đệ của ông, điều duy nhất có giá trị trong tự thân của
nó là lạc thú. Nhưng đừng mong đợi ông sẽ cổ vũ cho những truy hoan trác
táng và những tiệc tùng xen lẫn những khoảnh khắc thư giãn trên bãi biển ở
hòn đảo riêng của bạn. Bởi lẽ lạc thú theo nghĩa của Epicurus chẳng hề là
những thứ nói trên: theo ông, lạc thú là sự vắng mặt của khổ đau vật chất lẫn
tinh thần. Ông nghĩ rằng trạng thái hoàn toàn không bị khuấy động này là
một lạc thú lớn như bất kì lạc thú lớn nào khác. Những gì khiến chúng ta tức
khắc nghĩ tới như là những lạc thú thì hoàn toàn khác, và theo ông, không hề
dễ chịu. Về điểm này, và lời khuyên của ông về cách đạt được và duy trì
trạng thái lí tưởng đó, ông tỏ ra rất tinh tế và minh triết trong việc biện giải.
Tôi nói ‘ông tỏ ra’, vì chúng ta có được rất ít văn bản tự tay ông viết ra; dù
ông viết rất nhiều, nhưng những gì chúng ta biết về ông hầu hết đến từ
những tường thuật lại sau này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.