Hình 8. Tượng bằng cẩm thạch khắc họa đầu của Epicurus, trong Viện bào tàng Anh quốc.
Một lí thuyết thuộc loại này, hiện đại và dễ tiếp cận hơn, được đề xuất
bởi John Stuart Mill (1806-1873) trong tiểu luận nổi tiếng của ông,
Utilitarianism (Thuyết vị lợi), trong đó ông nêu dẫn Epicurus như một trong
những tiền bối của ông về mặt triết lí. Mill tuyên bố rằng điều duy nhất có
giá trị trong tự thân của nó là hạnh phúc - được định nghĩa là ‘lạc thú và
không có khổ đau’ (dù ông không chủ trương như Epicurus rằng sự vắng
mặt của mọi khổ đau trong tự thân của nó là lạc thú lớn nhất). Nhưng có một
khác biệt rất lớn giữa Mill và Epicurus. Vì trong khi có vẻ như Epicurus
quan tâm tới việc khuyên bảo các cá nhân về cách tốt nhất để có được lạc
thú/ sự tĩnh lặng của chính họ, thì Mill, vì là nhà cải cách xã hội, nên những
nguyên tắc đạo đức của ông nhằm tới sự cải thiện cuộc sống (nghĩa là hạnh
phúc) của tất cả mọi người (Một sự phân biệt tương tự được thấy trong lịch
sử của Phật giáo: lí tưởng cao nhất là sự đạt tới niết bàn của cá nhân, hay là
khiến mọi người đều tới được niết bàn, kể cả cá nhân đó?). ‘Hãy để mọi
người tìm cách thoát khỏi khổ đau và âu lo’, người theo thuyết Epicurus nói;
dù có thể nên thêm vào: ‘Giúp những người quanh bạn làm như vậy có thể
cũng sẽ giúp bạn thành công trong việc đó - và nếu vậy, hãy giúp đỡ họ.’
Với Mill, ngược lại, nói chung thì mục đích chủ yếu là để có được hạnh
phúc; thế nên hạnh phúc của bất kì ai cũng sẽ, như hạnh phúc của chính bạn,