TRIẾT HỌC - Trang 64

quanh bạn, nhận thức thính giác về cách mà chúng gây tiếng động, có thể
thêm một chút mùi, và những xúc giác về độ nhấn, độ thô nhám, ấm áp, đại
loại vậy, do đụng chạm vào những vật kế cận bạn. Rồi những cảm giác về sự
căng thẳng nơi một số cơ bắp, sự nhận thức về những vận động của cơ thể.
Tất cả những thứ nói trên luôn thay đổi khi bạn thay đổi vị trí và khi những
vật quanh bạn đổi khác. Bạn có thể cảm thấy hơi đau ở chân, hoặc ở trán; và
hãy lưu ý tới dòng suy nghĩ của bạn, có thể là những hình ảnh hoặc một
chuỗi câm lặng những câu mới chỉ nửa chừng. Nhưng trong cái phức cảm
biến ảo luôn lưu chuyển ấy, không hề có dấu hiệu nào của cái gọi là ‘bản
ngã’, vốn kiên định dai dẳng.

Vậy tại sao cứ giả định rằng có một sự thể như vậy? Thôi được, có

người sẽ nói rằng rõ ràng mọi trải nghiệm đó, là những trải nghiệm của tôi,
bằng cách này hay cách khác đều thuộc về tôi; và có những trải nghiệm
khác, không phải là của tôi, mà là của bạn, đều thuộc về bạn nhưng không
thuộc về mớ trải nghiệm vừa nói trên. Như vậy tất phải có một sự thể, là tôi,
là bản ngã của tôi, là cái có được mọi trải nghiệm của tôi nhưng không có
được bất kì trải nghiệm nào của bạn, và cũng có một sự thể khác, là bản ngã
của bạn, thực hiện điều ngược lại.

Những người ủng hộ lí thuyết chùm dây thần kinh đáp trả rằng sự việc

không diễn ra như vậy. Điều đã khiến cho mọi trải nghiệm của tôi bện khớp
với nhau không liên quan tới việc chúng thay mặt cho một cái gì khác; có
thể là một hệ thống tương quan nào đó khiến chúng thay mặt cho nhau
(nhưng không thay mặt cho bất kì trải nghiệm nào của bạn). Hãy tưởng
tượng một số mảnh giấy nhỏ hợp thành một nhóm do việc mỗi mảnh bị
ghim vào cùng một cái gối cắm kim (mô hình bản ngã trung tâm) - và một
tập hợp những mạt sắt tạo thành một chùm vì chúng đều bị từ hóa do vậy mà
dính vào nhau (mô hình lí thuyết chùm).

Bạn sẽ lưu ý sự tương đồng giữa những ý tưởng trên (cải đổi từ tác

phẩm của Hume, A Treatise of Human Nature, cuốn 1, phần 4, đoạn 6
(1738)) và những ý tưởng của tác giả Phật giáo trong Chương 4 sách này.
Nhưng cũng có những khác biệt, một trong những khác biệt lớn nhất là về vị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.