TRIẾT HỌC - Trang 69

6

Về ‘những chủ nghĩa’

T

ừ chuyện đá bóng tới việc làm vườn, qua cách nấu ăn, leo núi, và di

truyền học về nhóm dân cư, mỗi chủ đề đều có thuật ngữ riêng. Hiển nhiên
là với triết học cũng vậy, điều may mắn là hầu hết những thuật ngữ triết học
không đáng sợ như vẻ ngoài của chúng. Trong Chương 4, chúng ta đã gặp
thuật ngữ ‘siêu hình’ (metaphysics), nghĩa là sự nghiên cứu về (hoặc những
quan điểm về) những nét đặc trưng tổng quát nhất của thực tại. Trong
Chương 5, chúng ta gặp thuật ngữ ‘thuyết căn cứ vào hệ quả’
(consequentialism), một từ bao quát chỉ một lí thuyết đánh giá giá trị của bất
kì sự thể nào căn cứ vào hệ quả của nó hơn là vào bản chất và sử tính của
nó; rồi tới thuật ngữ ‘nhận thức luận’ (epistemology), là một ngành của triết
học quan tâm tới kiến thức, niềm tin, và những khái niệm có liên hệ mật
thiết với chúng như những lí lẽ và sự biện minh. Giờ đây chúng ta hãy xem
xét một số thuật ngữ khác, tất cả đều tận cùng bằng ‘ism’, tức ‘chủ thuyết’.
Đây không phải vấn đề cày xới từ vựng vất vả - đúng hơn, là vấn đề tìm hiểu
được nhiều hơn về triết học khi bạn học hỏi nhiều hơn về biệt ngữ.

Hầu hết những thuật ngữ triết học tận cùng bằng ‘ism’ (như

‘consequentialism’, thuyết căn cứ vào hệ quả) là những từ bao quát chỉ thị
một loại học thuyết nói chung nào đó. Tính bao quát của chúng khiến chúng
linh hoạt, dễ thích ứng, được dùng thường xuyên, nhưng cũng mang lại
nhiều nguy cơ, chủ yếu là điểm gán cho chúng thêm nhiều nghĩa mà thực ra
chúng không chứa đựng. Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn đã hiểu hết, ‘giải
quyết xong’ một triết gia chỉ vì bạn có thể xếp ông ta vào ‘chủ thuyết’ nào.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.