TRIẾT HỌC - Trang 71

như không có biển báo đó. Nhưng chẳng phải là lí thuyết khoa học đề xuất
rằng mọi sự cố thể chất đều có những sự cố thể chất khác làm nguyên nhân
của chúng? Trong trường hợp nào có thể có một cái gì khác, thuộc loại phi
thể chất, khiến cho cơ thể tôi chuyển động? Những người theo thuyết nhị
nguyên có thể phải cắn răng mà bảo rằng khoa học hoàn toàn sai về điều đó.
Vì nếu họ đồng ý rằng khoa học đã đúng ở điểm đó, và nếu họ đồng ý (sẽ là
kì quái nếu không thế) rằng điều chúng ta nghĩ, cảm, vân vân, tác động vào
điều chúng ta làm, thì hệ quả sẽ là sự suy nghĩ, cảm nhận, ý thức, vân vân,
phải là những quá trình thuộc thể chất. Trong trường hợp này vẫn là câu hỏi
trên quay trở lại: cái chất liệu phi thể chất đó, cái ‘tâm trí’ đó, thực sự làm
công việc gì? Nhưng những người theo thuyết nhị nguyên không thể chỉ nói
rằng khoa học đã sai lầm khi cho rằng mọi sự cố thể chất đều có những sự
cố thể chất khác làm nguyên nhân của chúng. Điều đó sẽ không thuyết phục
bất kì ai đã không bị thuyết phục ngay từ đầu. Họ sẽ cần một lí lẽ nào khác
để nói rằng có điều gì đó về chúng ta mà không phải là thuộc về thể chất.
Khi chúng ta tìm hiểu về Descartes chúng ta sẽ thấy là một người theo
thuyết nhị nguyên có điều gì đó để, cống hiến về vấn đề này.

Như vậy, bạn có thể nghĩ rằng nếu thuyết nhị nguyên là quan điểm rằng

có hai loại chất liệu cơ bản, tâm trí và vật chất, thì có thể chúng ta cũng thấy
có một học thuyết cho rằng chỉ có vật chất, và một học thuyết khác chủ
trương rằng không có gì khác ngoài tâm trí. Và bạn hoàn toàn đúng. Học
thuyết đầu được gọi là chủ nghĩa duy vật - materialism, học thuyết sau là
chủ nghĩa duy tâm - idealism (không phải là chủ nghĩa tình thần,
mentalism), và cả hai đều có lịch sử lâu đời.

Chủ nghĩa duy vật xuất hiện sớm sủa nhất mà chúng ta có được tài liệu

ghi chép rõ ràng là của trường phái Ấn Lokāyata, thường được biết dưới tên
gọi Cārvāka, là tên của một trong những nhà tư tưởng lỗi lạc nhất của họ
(tiện đây, xin phát âm ‘c’ tiếng Phạn như âm ‘ch’ tiếng Anh). Hãy ghi nhớ
trường phái này, nếu bạn tự thấy mình rơi vào sai lầm chung là tưởng rằng
mọi triết lí Ấn Độ đều có tính thần bí, tôn giáo, và khổ hạnh. Trường phái
này cho rằng chỉ có sự nhận thức mang lại kiến thức, và điều gì bạn không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.