thể nhận thức thì nó không hiện hữu. Linh hồn bất tử, như những người Bà
la môn giả định, truyền từ kiếp này sang kiếp khác, chỉ là hư cấu. Bạn có
một cuộc đời, và chỉ một mà thôi - hãy cố mà hưởng thụ nó. Trào lưu này
dường như tồn tại khoảng hơn một ngàn năm; thật đáng tiếc là tất cả những
gì mà nay chúng ta biết về nó đều đến từ những ghi chép của những đối thủ
của nó.
Ở Hi Lạp, Democritus - một triết gia gần như là cùng thời với Socrates
- đề xuất một lí thuyết xem ra rất hiện đại, cho tới khi nền vật lí học thế kỉ
20 làm thay đổi bức tranh toàn cảnh này: vũ trụ gồm hằng hà sa số những
hạt vật chất rất nhỏ di chuyển trong chân không hoặc trong khoảng không
gian trống rỗng. Những vật rất nhỏ đó được gọi là những ‘nguyên tử’, atoms
(từ tiếng Hi Lạp có nghĩa là không thể cắt nhỏ hoặc phân chia ra); chúng và
khoảng trống không mà chúng di chuyển qua, thực sự là tất cả những gì hiện
hữu. Giả thiết khá hay này được Epicurus (chúng ta đã nói qua về ông) và
trường phái của ông tiếp thu, nhưng nơi dễ tìm đọc nhất về nó là trong một
tác phẩm nổi tiếng của Lucretius, một người La Mã ngưỡng mộ Epicurus,
cuốn Of the Nature of Things (Về Bản chất của Sự vật) (hoặc Of the Nature
of the Universe (Về Bản chất của Vũ trụ) - tùy thuộc vào bản dịch mà bạn có
được).
Bạn có thể trông chờ rằng chủ nghĩa duy vật hoàn toàn không tương
thích với bất kì dạng niềm tin tôn giáo nào - như trường hợp trường phái
Lokāyatas khẳng định. Nhưng hãy cảnh giác vì có những bất ngờ! Những
người của trường: phái Epicurus tin vào sự hiện hữu của các thần linh,
nhưng lại cho rằng (do đòi hỏi của tính nhất quán) các thần linh có thể xác
được làm bằng loại vật chất rất tinh khiết (Họ sống ở đâu đó rất xa trần gian
này, trong một trạng thái viên mãn thần thánh và hạnh phúc an nhiên -
không mảy may quan tâm tới cuộc sống con người. Những đối thủ của
trường phái này cho rằng quan niệm như thế tỏ ra họ chính là những người
vô thần nhưng lại không chịu thừa nhận vậy).
Thuật ngữ ‘chủ nghĩa duy vật’ như nó được dùng trong đời thường có
nghĩa khá khác biệt. Một ‘cô gái quá thiên về vật chất’ (‘material girl’)