TRIẾT HỌC - Trang 76

Hình 10. Mỗi chủ đề đều chỉ nói về chính nó.

Theo cách thô thiển nhưng cũng có phần đúng, chúng ta đều phân biệt

nhận biết với suy nghĩ. Nhìn những vật trên bàn của bạn, nhận biết cái này là
cây bút, cái kia là một máy tính, là một chuyện; nhưng nghĩ về chúng lại là
chuyện khác, ví như tự hỏi liệu chúng còn sử dụng được không, và nếu
không thì phải làm gì đây. Và chúng ta đã quen thuộc với ý nghĩ rằng những
nhà thiên văn học bỏ rất nhiều thì giờ để quan sát bầu trời, trong khi các nhà
toán học dường như chỉ ngồi tìm các giải đáp cho các vấn đề của họ, không
cần nhìn vào bất kì vật gì ngoài những gì họ viết xuống giấy. Như vậy, ở
đây, xét theo bề ngoài, có hai cách hoàn toàn khác nhau để đạt được tri thức.
Một số triết gia đã thiên về cách này và hạ thấp cách kia: ‘chủ nghĩa duy
nghiệm’ (empiricism) là từ rất chung để chỉ các học thuyết đề cao nhận thức
và hạ thấp tư duy, ‘chủ nghĩa duy lí’ (rationalism) ngược lại đề cao tư duy và
hạ thấp nhận thức.

Có thể có những triết gia cho rằng chỉ những gì ta có thể nhận ra mới

có thể được lĩnh hội, và như thế không thừa nhận là tư duy, suy luận và lí trí
có khả năng nhận thức. Quan điểm thuộc loại này được gán cho trường phái
Lokāyata, mà chúng ta đã đề cập trên đây, liên quan đến chủ nghĩa duy vật.
Theo một số ghi chép còn được lưu trữ, thì trường phái này còn đi xa hơn,
chủ trương rằng chỉ những gì chúng ta có thể nhận thức mới là hiện hữu.
Nếu vậy (nhưng hãy nhớ rằng mọi ghi chép về họ mà chúng ta có được đều

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.