càng ý thức rõ hơn về sự ngu dốt của mình’ và rằng ‘trên đời này không có
loại tri thức như trước đây tôi từng hi vọng có được.’ Phải thừa nhận rằng
một số điều ông được dạy dỗ thì cũng có giá trị, và ông ghi nhận lợi ích của
từng môn là ngôn ngữ học, lịch sử, toán, thuật hùng biện, và thi ca - dù hai
môn sau cùng là ‘năng khiếu của tâm trí hơn là thành quả của học tập’. Còn
như triết học, ‘lợi ích’ chủ yếu của nó là giúp chúng ta có thể ‘nói năng có
vẻ hợp lí về bất kì đề tài nào và tranh thủ được sự ngưỡng mộ của người
kém hiểu biết’ - nói vậy là đủ rồi, về trường phái kinh viện Aristotle. Thế
nên ngay khi đủ lớn, ông bỏ ngang việc học và đi du lịch, rồi tham dự những
cuộc chiến đang sôi sục ở châu Âu vào thời điểm đó. Có lẽ những con người
hành động có nhiều chân lý để cống hiến [bản thân] hơn là những học giả;
xét cho cùng, những phán đoán sai của họ quả thực khiến họ phải chịu tác
động ngược trở lại, trong khi những phán đoán sai của các học giả không có
những hậu quả thực tiễn, nghĩa là họ có thể sai lầm mà không bị trừng phạt.
Một điều ông học được qua những chuyến du lịch là những tục lệ khác
nhau biết bao từ nơi này tới nơi khác, từ dân tộc này tới dân tộc khác - như
ông từng nói thẳng thừng, có rất nhiều khác biệt, cũng nhiều như những ý
kiến khác nhau của các triết gia - thế nên tốt hơn là ông không dựa trên bất
kì điều gì ông học được chỉ thông qua ‘tục lệ và thí dụ’. Ở vào trạng thái này
của tâm trí, nhiều người (và vào thời nay, còn có nhiều người hơn thời đó)
hẳn có thể sẽ buông trôi vào một chủ nghĩa hoài nghi vô vọng hoặc một chủ
nghĩa tương đối chán chường thiếu sinh khí. Nhưng Descartes thì không.
Phản ứng của Descartes là nếu ông phải tránh việc sống dưới sự hướng dẫn
sai lạc của những quan điểm sai lầm thì một lần trong đời ông nên hủy bỏ
toàn bộ hệ thống các niềm tin của mình và xây dựng lại hoàn toàn mới. Đó
là điều ông dự kiến sẽ cố gắng thực hiện - nói thêm, thực hiện một mình, tự
lực.
Người ta hẳn phải rất ngạc nhiên về sự táo bạo của sự đáp trả tích cực
không nao núng này đối với cuộc khủng hoảng mà Descartes, không có gì
để nghi ngờ, đã trải nghiệm cùng với nhiều người đương thời biểu lộ ít mạch
lạc hoặc kém tự tin hơn so với ông; nếu chúng ta tin rằng ông thực sự nghĩ