TRIẾT HỌC HIỆN SINH - Trang 100

vật hiên ngang, trẻ trung, siêu thực, đầy huyền nhiệm và cám dỗ”.
Rồi còn phải kể những tác giả Pháp mà Nietzsche đã ham đọc và
đã hướng ông về con đường triết học con người: Rousseau,
Pascal, Chamfort, Montaigne, Stendhal. Tuy nhiên, trước và sau,
ông thầy đã thực sự hướng dẫn tư tưởng của Nietzsche vẫn là
Schopenhauer.

Bây giờ chúng ta đi thẳng vào tòa nhà suy tưởng của

Nietzsche. Chúng ta đã biết triết học của ông có tên là “Đảo lại tất
cả các giá trị”, nên bài này sẽ được chia làm hai phần: Phần trên
tìm hiểu Nietzsche phê bình các giá trị cổ truyền như thế nào,
phần sau sẽ dành cho con người hùng tức phần xây dựng của
Nietzsche.

I. NIETZSCHE PHÊ BÌNH CÁC GIÁ TRỊ CỔ TRUYỀN

Những đề mục phê bình của Nietzsche là: Thuyết duy niệm

của truyền thống Socrate; những giá trị luân lý do Ki-tô giáo đề
xướng, những giá trị của bọn tự xưng là “tân thời”, trong đó
Nietzsche đặc biệt đả kích thuyết bình đẳng và nam nữ bình
quyền. Chúng tôi chỉ tóm lại trong hai ý chính: Nietzsche chống lại
duy niệm, và Nietzsche chống lại những giá trị luân lý mà ông gọi
là “luân lý của bọn nô lệ”.

A. Nietzsche phê bình triết lý duy niệm

Ngay tự hai tác phẩm đầu tay của ông, cuốn L’origine de la

tragédie (Nguồn gốc của bi kịch) và cuốn La naissance de la
philosophie (Sự phát sinh của triết học), Nietzsche đã nhằm đả
phá triết học duy niệm mà ông coi Socrate là tổ phụ. Theo
Nietzsche triết duy niệm không những không mang lại lợi ích gì
cho nhân loại, mà còn mắc tội mê hoặc và làm tê liệt sự tìm hiểu
của các thế hệ sau. Theo Nietzsche thì tinh thần nguyên thủy của
Hy Lạp được tượng trưng bởi hai thần Apollon và Dionysos.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.